|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Việt Nam đang đắt hay rẻ?

10:34 | 05/03/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bước sang năm 2018 với những phiên tăng điểm ấn tượng trong tháng 1. Theo đó, chỉ số VN-Index kết thúc phiên giao dịch ngày 31-1 đóng cửa ở mức 1.110,36 điểm, tăng tới 11,5% so với cuối năm 2017. Đây được xem là mức tăng trưởng mạnh nhất so với các chỉ số chứng khoán toàn cầu trong tháng đầu tiên của năm 2018, sau khi đã tăng tới 46,5% trong năm 2017
chung khoan viet nam dang dat hay re Điều gì đang diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
chung khoan viet nam dang dat hay re Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nói về thị trường sau Tết

Tuy nhiên, thị trường cũng đã trải qua những phiên giảm điểm dữ dội trong tháng 2-2018 do chịu ảnh hưởng bởi diễn biến của TTCK toàn cầu. Tính đến hết phiên giao dịch ngày 22-2, chỉ số VN-Index hiện chỉ còn tăng 8,1% so với đầu năm 2018 và giảm 2,1% trong tháng 2-2018. Diễn biến trong tuần qua cho thấy thị trường đang tiếp đà hưng phấn ở mức cao. Tuy nhiên, một câu hỏi mà có lẽ nhiều nhà đầu tư đang rất quan tâm là giá cổ phiếu hiện nay đang đắt hay rẻ, có thể tiếp tục đầu tư hay không.

chung khoan viet nam dang dat hay re
Chứng khoán Việt Nam đang đắt hay rẻ (ảnh minh họa)

Rất khó để có thể đưa ra câu trả lời hoặc nhận định một cách chính xác rằng chứng khoán Việt Nam hiện nay đang đắt hay rẻ. Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp so sánh để đưa ra nhận định chủ quan của mình. Theo đó, tác giả sẽ so sánh các chỉ số như P/E (Price to Earning per share), P/B (Price to Book value) của thị trường Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới trong mối tương quan với các chỉ số về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp như ROA (Return on Assets) và ROE (Return on Equity).

Về mặt lý thuyết các chỉ số này chỉ có ý nghĩa trong đầu tư ngắn hạn. Theo đó, khi đưa ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu nào đó thì các nhà đầu tư thường xem xét đến hai chỉ số là P/E và P/B. Hai chỉ số này trên TTCK Việt Nam hiện lần lượt ở mức 20,2 và 3,1 lần. Như vậy, chỉ số P/E của Việt Nam chỉ thấp hơn của Indonesia và Philippines; còn chỉ số P/B chỉ thấp hơn chỉ số Down Jone của Mỹ. Điều đó cho thấy giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam đang được định giá ở mức cao, nằm trong nhóm hàng đầu của thế giới.

Còn xét về góc độ hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đang niêm yết cổ phiếu trên các sở giao dịch chứng khoán thì Việt Nam hiện cũng chỉ xếp sau Mỹ về chỉ số ROE. Diễn biến này cho thấy các cổ phiếu của Việt Nam đang được định giá thấp hơn so với các nước trong khu vực như Indonesia và Philippines nhưng lại cao hơn so với thị trường Mỹ. Như vậy, chưa thể kết luận được giá cổ phiếu trên thị trường Việt Nam hiện nay là cao hay thấp mà chỉ có thể chỉ ra rằng cơ hội và rủi ro vẫn đang song hành hiện hữu trên TTCK Việt Nam.

Tại sao lại cho rằng cơ hội và rủi ro trên TTCK Việt Nam đang song hành hiện hữu? Cơ hội là ở chỗ chỉ số P/E và P/B của Việt Nam hiện đang ngang bằng với các chỉ số của thị trường Mỹ nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực như Indonesia và Philippines. Diễn biến này cho thấy cơ hội tăng giá của các cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn trong thời gian tới. Bởi lẽ, đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, Indonesia hay Philippines thì các nhà đầu tư thường sẵn sàng trả giá cho cổ phiếu cao hơn so với các thị trường đã phát triển. Tuy nhiên, rủi ro cũng đang hiện hữu là do các chỉ số chứng khoán của Việt Nam và của cả Mỹ đang tiệm cận và vượt qua so với giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào những 2008-2009.

Mặc dù vậy, nhưng không hẳn là thị TTCK Việt Nam trong năm 2018 đã hết cơ hội bùng nổ như diễn biến của năm 2017. Động lực giúp thị trường tăng điểm trong thời gian tới sẽ là cổ phiếu của các tập đoàn, tổng công ty lớn mới được cổ phần hóa trong thời gian qua như Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) hay Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3). Khi các doanh nghiệp này được niêm yết (dự kiến hôm nay 1-3-2018, cổ phiếu BSR của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ được niêm yết) thì sẽ có tác dụng kéo chỉ số P/E, P/B của Việt Nam giảm xuống. Nếu vậy thị trường sẽ lại trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư.

chung khoan viet nam dang dat hay re

Hà Đông