|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chuẩn bị nắn lại có lộ trình tín dụng ngoại tệ

07:30 | 22/11/2018
Chia sẻ
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo thông tư quy định cho vay bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, trước thềm cơ chế hiện hành sẽ kết thúc vào 31/12/2018.
chuan bi nan lai co lo trinh tin dung ngoai te
Ngân hàng Nhà nước định hướng chính sách tín dụng ngoại tệ từ năm tới tiếp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế trong giảm chi phí vay vốn, từ đó hỗ trợ tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại quốc tế, trong bối cảnh bị tác động bất lợi từ xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu tăng cao (đặc biệt là tác động từ xung đột thương mại Mỹ - Trung) - Ảnh: Quang Phúc.

Cụ thể, dự thảo này đưa ra những điểm mới dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 8/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cho vay bằng ngoại tệ.

Hướng điều chỉnh chính sách này sớm định hướng các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp vay vốn, khi cơ chế hiện hành sẽ kết thúc vào cuối năm nay, nhưng hoạt động cho vay các loại sẽ được gối đầu, từng bước kết thúc một số loại theo lộ trình để các thành viên chủ động thực hiện.

Theo dự thảo, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tách nội dung quy định cơ chế cho vay đối với các loại nhu cầu tín dụng khác nhau, ứng với thời hạn kết thúc khác nhau trong năm 2019.

Thứ nhất, cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay được thực hiện đến hết ngày 31/3/2019.

Thứ hai, cho vay trung, dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay được thực hiện đến hết ngày 30/9/2019.

Thứ ba, cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Riêng nhóm này được thực hiện không giới hạn về thời gian.

Theo Ngân hàng Nhà nước, quy định trên nhằm thực hiện lộ trình kiểm soát cho vay ngoại tệ theo hướng thu hẹp các nhu cầu vay vốn.

Qua theo dõi số liệu tín dụng ngoại tệ những tháng đầu năm 2018 cho thấy tín dụng ngắn hạn ngoại tệ liên tục tăng qua các tháng và cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm gần đây chủ yếu do tỷ giá ổn định dẫn đến việc vay ngoại tệ ngắn hạn có lợi do lãi suất ngoại tệ (USD) vay thấp hơn tương đối so với lãi suất vay VND. Vì vậy, nhà điều hành cho rằng tín dụng ngắn hạn ngoại tệ cần phải được kiểm soát chặt chẽ theo hướng thu hẹp dần, nhất là trong bối cảnh tỷ giá và thị trường ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước điều hành tương đối ổn định.

Dự thảo cũng đưa ra hướng dỡ bỏ quy định về giới hạn thời gian đối với nhu cầu vốn vay ngoại tệ để thanh toán chi phí trong nước thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu (theo quy định hiện hành là đến hết ngày 31/12/2018).

Hướng dỡ bỏ giới hạn thời gian đó, cùng với quy định các nhóm nói trên, theo Ngân hàng Nhà nước, nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế trong việc giảm chi phí vay vốn, từ đó hỗ trợ tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại quốc tế, trong bối cảnh bị tác động bất lợi từ xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu tăng cao (đặc biệt là tác động từ xung đột thương mại Mỹ - Trung).

Bên cạnh đó, chính sách cho vay đối với nhu cầu này hoàn toàn không trái với chủ trương hạn chế đô la hóa của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước do cấu trúc và cách thức cho vay đối với nhu cầu này không tạo ra bất kỳ hiện tượng đô la hóa nào đối với nền kinh tế (ngoại tệ không được đưa vào lưu thông mà quay trở lại ngay hệ thống ngân hàng).

Ngoài ra, dự thảo cũng nêu hướng quy định chi tiết hơn một số điểm thực hiện trên thực tế, theo hướng giám sát chặt nguồn ngoại tệ vay và trả, để quản lý và hạn chế "yếu tố ảo" cung - cầu liên quan đến tỷ giá, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giao dịch mua - bán ngoại tệ…

Ở tinh thần chung, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nhấn mạnh định hướng lâu dài, chuyển dần quan hệ vay - gửi ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Đức

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.