|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chủ tịch Trần Lệ Nguyên muốn thoái 17 triệu cổ phần Chứng khoán Rồng Việt

06:57 | 28/03/2020
Chia sẻ
Trong tháng 12/2019, ông Trần Lệ Nguyên cũng chuyển nhượng 17 triệu cổ phiếu VDS cho ông Nguyễn Miên Tuấn, thành viên HĐQT công ty.

Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, ông Trần Lệ Nguyên - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC - Mã: VDS) vừa đăng kí bán ra 17 triệu cổ phiếu VDS nhằm giảm tỉ lệ sở hữu tại công ty. Giao dịch sẽ được thực hiện thông qua VSD trong thời gian từ 31/3 đến 14/4.

Ông Trần Lệ Nguyên hiện nắm giữ hơn 18 triệu cổ phần Chứng khoán Rồng Việt, tương đương tỉ lệ 18,02% vốn điều lệ. Nếu giao dịch hoàn tất, ông Nguyên sẽ không còn là cổ đông lớn của Chứng khoán Rồng Việt khi chỉ còn sở hữu hơn 1 triệu cổ phần, tỉ lệ 1,04%.

Trước đó, Chủ tịch Chứng khoán Rồng Việt cũng bán ra 17 triệu cổ phiếu VDS vào ngày 20/12/2019 thông qua VSD. Người nhận chuyển nhượng số cổ phần này là ông Nguyễn Miên Tuấn, thành viên HĐQT công ty. Hiện, ông Tuấn đang sở hữu 17,8 triệu cổ phần của Chứng khoán Rồng Việt, tỉ lệ 17,79%.

Trong cơ cấu cổ đông của Rồng Việt, ngoài hai lãnh đạo trên, bà Phạm Mỹ Linh - thành viên HĐQT cũng sở hữu 11,92 triệu cổ phiếu, tỉ lệ 11,91%.

Chủ tịch Trần Lệ Nguyên muốn thoái 17 triệu cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu VDS trong khoảng 3 tháng gần đây. Nguồn: VNDirect.

Trên thị trường, cổ phiếu VDS vừa trải qua nhịp giảm giá từ quanh 7.500 đồng/cp xuống còn hơn 6.000 đồng/cp. Với mức giá này, ước tính ông Nguyên sẽ thu về hơn 100 tỉ đồng nếu thoái vốn thành công.

Ngoài chức Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Rồng Việt, ông Trần Lệ Nguyên cũng được biết đến với các vị trí như Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc CTCP Kido (Mã: KDC);  thành viên HĐQT các công ty gồm CTCP Thiên Long (Mã: TLG), Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Mã: VOC), CTCP Dầu thực vật Tường An (Mã: TAC), CTCP Thực phẩm Đông lạnh Kido (Mã: KDF).

Sơn Tùng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.