|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chủ tịch Tập Cận Bình: Không để môi trường xuống cấp vì tăng trưởng kinh tế

00:32 | 11/03/2019
Chia sẻ
Mặc dù nền kinh tế chững lại và áp lực về việc làm đã chi phối hai phiên họp của chính phủ Trung Quốc trong năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn tập trung vào vấn đề môi trường tại cuộc họp chính trị thường niên vừa qua, theo South China Morning Post.
Chủ tịch Tập Cận Bình: Không để môi trường xuống cấp vì tăng trưởng kinh tế  - Ảnh 1.

Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay một đại diện đến từ Nội Mông tại Đại hội Dân tộc Quốc gia Trung Quốc (NPC). (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Lập trường bảo vệ môi trường của Chủ tịch Tập Cận Bình

Trò chuyện cùng các đại diện đồng cấp đến từ Nội Mông tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) vào hôm 5/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã trình bày báo cáo công tác của chính phủ, trong đó cho hay ông Tập tuyên bố rằng việc thúc đẩy nền kinh tế không được trả giá bằng môi trường xuống cấp.

"Không bao giờ được nghĩ đến việc khởi động các dự án gây hại cho môi trường để đạt được mục tiêu tăng trưởng và thậm chí khi chúng ta gặp phải khó khăn trong việc phát triển kinh tế, cũng không được vi phạm ranh giới đỏ trong bảo vệ hệ sinh thái", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình.

"Khi nền kinh tế Trung Quốc đi từ tăng trưởng tốc độ cao sang phát triển về mặt chất lượng, việc ngăn chặn ô nhiễm và quản trị môi trường là những yếu tố quan trọng chúng ta cần phải tính đến. Chúng ta cần phải vượt qua thử thách khó khăn này", Chủ tịch Tập Cận Bình nói.

Các phiên họp chung của cơ quan lập pháp hàng đầu Trung Quốc và cơ quan tư vấn chính trị của nước này – Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) – bắt đầu với các báo cáo công tác thường niên do thủ tướng và người đứng đầu CPPCC dẫn dắt. Thông điệp từ Chủ tịch Tập Cận Bình thường được đưa ra trong các cuộc họp của ông với hội đồng các nhà lập pháp và cố vấn.

Hướng đi của chính phủ Trung Quốc trong việc bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh suy yếu kinh tế và tranh chấp thương mại với Mỹ gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc, ông Lý đã nhiều lần đề cập đến các từ "rủi ro", "áp lực" và "thách thức" khi thiết lập mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019 của Trung Quốc trong khoảng 6% - 6,6% tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc.

Thủ tướng Lý cho biết, các công ty - vốn là những nhân tố gây ô nhiễm chính - có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ông cũng chỉ thị cho các cơ quan giám sát môi trường xem xét các yêu cầu hợp pháp từ doanh nghiệp và cho doanh nghiệp thời gian hợp lí để có biện pháp khắc phục cũng như tránh đóng cửa hàng loạt nhà máy gây ô nhiễm.

Ông Tập Cận Bình và các quan chức hàng đầu khác là thành viên của cơ quan lập pháp quốc gia. Ngoài ra, Chủ tịch Tập còn là thành viên của phái đoàn đến Nội Mông. Ông Tập nói rằng ông muốn tham gia cuộc thảo luận của hội đồng khu vực Nội Mông vì điều này sẽ chứng minh sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc xóa đói giảm nghèo, bảo vệ quyền của dân tộc thiểu số và bảo vệ môi trường.

Ông Tập nói với hội đồng trên rằng đây là trách nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ trong việc thắt chặt chi tiêu và ông đã giao nhiệm vụ cho các quan chức đảm bảo sự ổn định kinh tế của Trung Quốc.

Ông Tập còn nhắc nhở các quan chức rằng họ nên tiếp tục nỗ lực bảo vệ môi trường.

Vấn đề "phát triển xanh" của khu tự trị Nội Mông

Nội Mông, nằm ở phía bắc Trung Quốc, là một vùng đồng cỏ rộng lớn. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỉ trở lại đây, bão bụi và sa mạc hóa đã trở thành vấn đề lớn đe dọa môi trường. Khai thác quặng, chăn thả gia súc quá mức và du lịch đã gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng trong khu vực giàu tài nguyên này.

Sau khi ông Tập đến thăm khu vực này vào năm 2014 và nói về việc xây dựng Nội Mông như một lá chắn sinh thái của vùng biên giới phía bắc của Trung Quốc, các biểu ngữ và khẩu hiệu lặp lại lời nói của ông Tập đã xuất hiện trên khắp đường phố.

Ngày 5/3, ông Tập nói với các đại diện đồng cấp rằng bảo vệ đồng cỏ và rừng là ưu tiên hàng đầu của vùng Nội Mông.

Chủ tịch Tập Cận Bình còn nhấn mạnh lại "ba trận chiến quan trọng" mà ông đề cập năm 2017, gồm vấn đề môi trường, giảm đói nghèo và giảm rủi ro kinh tế.

Ông Zhang Lifan, một nhà bình luận chính trị và nhà sử học người Trung Quốc, cho biết ông Tập xem việc bảo vệ môi trường là một trong những ưu tiên của mình. Ông này còn nói rằng vị trí của ông Tập trong hội đồng Nội Mông cho thấy ông Tập đang muốn củng cố tuyên bố phát triển xanh của mình do tình hình ô nhiễm môi trường đã trở nên nghiêm trọng trong khu vực này.

Trong cuộc họp mặt với các cố vấn chính trị Trung Quốc vào hôm 4/2, ông Tập đã nói về lòng tự tôn dân tộc và nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức cộng đồng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trần Nam Thi

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.