Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc chỉ ra những rào cản trong hợp tác DN Việt - Hàn
Rào cản đưa hàng hóa Việt vào hệ thống phân phối quốc tế lớn | |
Chuyên gia ngoại nêu ‘rào cản’ người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam |
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2018, ông Kim Heung Soo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (KoCham) cho hay mặc dù trong bản ghi nhớ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Việt Nam – Hàn Quốc vào tháng 3 năm nay nhấn mạnh vào sự hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, tuy nhiên, đại đa số các doanh nghiệp địa phương ở Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất các sản phẩm phụ trợ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.
Ông Kim Heung Soo nói thêm “Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang rất nỗ lực để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Mới đây, Công ty Điện tử Samsung cho biết công ty đã đạt được thành tích nâng cao năng suất lên 85% thông qua chương trình tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Samsung.
Samsung ước tính rằng chương trình tư vấn của Điện tử Samsung dành cho 26 doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Samsung từ năm 2015 đến năm ngoái đã giúp cải thiện hiệu suất vận hành thiết bị hơn 30%, giảm tỷ lệ lỗi hơn 20%.
Trong năm nay, Điện tử Samsung cũng đang tiến hành tư vấn cho các doanh nghiệp hợp tác và có kế hoạch tăng số lượng doanh nghiệp được tư vấn hàng năm.
Trước đó, tại Hội nghị xúc tiến thương mại Thái Nguyên, ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho hay Samsung có ý định đưa 200 nhà cung ứng nước ngoài vào để hỗ trợ cho công ty này. Tuy nhiên theo ông, đây vừa là tin vui vừa là tin buồn đối với Việt Nam. Tin vui là Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội này để thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ông Lộc bày tỏ sự tiếc nuối khi 200 doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp Việt.
Ông Kim Heung Soo chỉ ra một số rào cản trong chính sách hợp tác các doanh nghiệp Việt - Hàn. Đầu tiên là vấn đề liên quan đến miễn và hoàn thuế hải quan đối với hàng xuất khẩu sản xuất bằng thuê ngoài. Sau khi các doanh nghiệp Hàn Quốc đặt hàng các doanh nghiệp hợp tác Hàn Việt và nhận được sản phẩm thì họ hoàn thiện thành phẩm và xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên, theo giải thích của Tổng cục Hải quan ở công văn (4007/TXNK-CST), “trường hợp các công ty nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu sản xuất thành phẩm bằng thuê ngoài toàn bộ hay một phần thì không thuộc đối tượng miễn thuế”.
Vị chủ tịch KoCham nói thêm từ trước tới nay, dù sản xuất thành phẩm bằng thuê ngoài toàn bộ hay một phần thì sau khi xuất khẩu xong chỉ cần chứng minh phần nguyên liệu nhập khẩu đã tiêu thụ theo thủ tục thanh lý thì có thể được miễn thuế hoặc hoàn thuế. Tuy nhiên, nếu như quy định này được thực thi thì việc này sẽ có nhiều tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
“Chúng tôi hi vọng rằng chính phủ Việt Nam ban hành quy định nêu rõ “miễn thuế đối với cả trường hợp sản xuất bằng thuê ngoài”. Nhờ đó sẽ góp phần phát triển các doanh nghiệp phụ trợ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy thương mại, hỗ trợ phát triển kinh tế Việt Nam”, ông Kim Heung Soo nói.
Vấn đề quyền sử dụng đất còn nhiều còn nhiều bất cập. Ông Kim Heung Soo chia sẻ trường hợp của tập đoàn thép Posco, doanh nghiệp đã thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam vào năm 1994 và đang có nhiều hợp tác thành công bao gồm chuyển giao công nghệ. Tháng 1/2019, tập đoàn mới cần gia hạn thời hạn của liên doanh tuy nhiên tháng 6 năm 2017, mặc dù chưa hết thời hạn liên doanh nhưng Chính phủ Việt Nam đã cấp mới quyền sử dụng đất cho một doanh nghiệp Việt Nam ở Hải Phòng cũng thuộc liên doanh khiến việc liên doanh không thể tiếp tục và phải kết thúc trước hạn.
“Có nhiều trường hợp doanh nghiệp Hàn Quốc khi đầu tư và hoạt động ở Việt Nam đầu những năm 90 dưới hình thức liên doanh, họ để cho doanh nghiệp Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất nên tôi lo ngại họ sẽ gặp phải vấn đề tương tự như Posco”, ông Kim Heung Soo nói.
Doanh nghiệp Vina Pioneer ở tỉnh Hưng Yên vẫn còn thời hạn ưu đãi được bảo đảm trong Luật đầu tư nhưng đã nhận được thông báo về việc chấm dứt ưu đãi một cách đơn phương. Mặc dù doanh nghiệp đã được Bộ Kế hoạch & Đầu tư xác nhận là nằm trong khu vực được hưởng ưu đãi về pháp luật nhưng vẫn nhận được thông báo từ Tổng Cục thuế cho rằng doanh nghiệp không thuộc đối tượng được ưu đãi.
“Những quyết định hành chính không thể dự đoán trước như trên đây là vấn đề rất quan trọng, làm thu hẹp hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam và ảnh hưởng đến ý định hợp tác với doanh nghiệp địa phương. Hi vọng rằng Chính phủ Việt Nam tích cực phán ảnh những kiến nghị của KOCHAM. Các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ vẫn tiếp tục nỗ lực hết sức mình để cùng phát triển với các doanh nghiệp Việt Nam”, Vị chủ tịch KoCham nói.
Xem thêm |