VPBank vươn lên giữ vị trí quán quân về lợi nhuận toàn ngành với 11.146 tỷ đồng, tăng 178% so với cùng kỳ. Đứng liền sau là Vietcombank và Techcombank với mức lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 15% và 23%, đạt 9.950 tỷ và 6.785 tỷ đồng.
Ngân hàng Quân đội (MB) vươn lên trở thành ngân hàng lãi nhiều nhất từ mảng chứng khoán đầu tư mang về hơn 1.000 tỷ đồng trong quý I, tăng 52,4% so với cùng kỳ năm trước và tạo cách biệt khá xa so với các ngân hàng còn lại.
VPBank vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng ngân hàng có tổng thu nhập hoạt động cao nhất quý I/2022, đứng sau là ba "ông lớn" Vietcombank, BIDV và VietinBank.
Điểm nhấn trong bức tranh thu về lợi nhuận là sự bứt phá mạnh mẽ đến từ các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Techcombank và Sacombank đã vượt qua hai "ông lớn" VietinBank và BIDV để vươn lên vị trừ thứ hai và thứ ba về lãi từ dịch vụ.
10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro cao nhất bao gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, VPBank, MB, Sacombank, ACB, SHB, Techcombank và LienVietPostBank.
Cho vay khách hàng của các ngân hàng tăng mạnh trong quý I nhờ sự phục hồi nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng quý I cao kỷ lục hơn 5% trong khi mục tiêu cả năm là 14%.
TOP 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến cuối quý I/2022 gồm có BIDV, VietinBank, Vietcombank, MB, Techcombank, VPBank, ACB, Sacombank, SHB và HDBank.
10 ngân hàng có tiền gửi ngân hàng lớn nhất tính đến hết 31/3/2022 bao gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, Sacombank, ACB, MB, SHB, Techcombank, VPBank và HDBank.
Trong quý đầu năm, nợ xấu của phần lớn nhà băng đều tăng, tính tại 27 ngân hàng khảo sát nợ xấu đã tăng 11% so với cuối năm trước. Xét về số dư tuyệt đối, VPBank, VietinBank và BIDV là ba ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất vào cuối tháng 3.
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.