Năm 2022, Nhà Đà Nẵng ghi nhận khoản lỗ gần 137 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi 252 tỷ đồng. Đây cũng là năm đầu tiên doanh nghiệp ghi nhận lỗ kể từ khi lên sàn vào năm 2011.
Trong năm 2022, sản lượng chế biến của Sao Ta giảm chủ yếu ở quý IV do nguyên liệu ít, con tôm bị dịch bệnh. Bên cạnh đó, do lạm phát ngấm sâu khiến nhu cầu và đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh kéo kết quả kinh doanh quý cuối năm của Sao Ta giảm sút so với cùng kỳ.
Doanh thu ước tính năm 2022 của Coteccons đã cải thiện 60% so với năm 2021, thời điểm dịch COVID-19 đạt đỉnh. Song kết quả này vẫn ở mức thấp so với kết quả những năm trước đây do thị trường xây dựng rơi vào trạng thái bão hòa, trong khi cạnh tranh giữa các nhà thầu càng gay gắt.
Năm 2022, Công ty mẹ Haxaco đã vượt 44% mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022, tiếp tục đứng vị thế số 1 về thị phần phân phối Mercedes-Benz Việt Nam với 38% thị phần.
Năm 2022, nhiều tập đoàn nhà nước như PVN, Vinachem ước tính thiết lập mốc lợi nhuận kỷ lục kể từ khi thành lập. Ngược lại, Tập đoàn Điện lực EVN lại báo khoản lỗ của công ty mẹ hơn 31.000 tỷ đồng.
Năm 2022, PV Power đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 743 tỷ đồng, giảm 64% so với thực hiện năm 2021. Kế hoạch này chưa bao gồm phần lợi nhuận từ việc thoái vốn tại CTCP Điện Việt Lào và CTCP EVN Quốc tế.
Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả cho biết năm 2022, doanh nghiệp ước doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 10% và 8% so với năm 2021.
Năm 2022, Đạm Cà Mau đạt doanh thu 16.412 tỷ đồng, vượt 11% so với kế hoạch năm. Công ty cho biết lợi nhuận đạt mức kỷ lục nhưng con số cụ thể chưa được công bố.
Năm 2022, Lọc hóa dầu Bình Sơn đạt tổng doanh thu gần 167.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 12.200 tỷ đồng, đóng góp 17,8% doanh thu, 18,8% lợi nhuận sau thuế của của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.