Tại cơ quan công an, hai bị can Vũ Đình Hiệp (Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) và Phan Tôn Noel Thảo (Trợ lý tài chính của Việt Á) khai chi tiền ngoài hợp đồng rất nhiều cho các CDC và bệnh viện.
Tháng 5/2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đề xuất mua 70.000 sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á với đơn giá dự toán 509.250 đồng/test.
Bộ Y tế cho biết WHO đưa ra danh sách EUL về một số sản phẩm để các đơn vị của WHO tham khảo và mua sắm khẩn cấp phục vụ phòng chống dịch, chứ không liên quan đến chất lượng hay tiêu chuẩn cấp phép.
Ngoài Công ty Việt Á, Việt Nam còn có hai đơn vị sản xuất trong nước là Công ty CP Sao Thái Dương và Công ty CP Dược phẩm Ampharco U.S.A, cung cấp kit xét nghiệm COVID-19 với mức giá trong khoảng 179.800 đồng - 385.000 đồng.
WHO kết luận bộ kit xét nghiệm của Công ty Việt Á không đủ điều kiện để vào chương trình mua sắm của tổ chức này. Trong danh sách cập nhật ngày 10/12 về các sản phẩm không được chấp nhận theo quy trình đánh giá sử dụng khẩn cấp cũng có tên bộ kit xét nghiệm của Công ty Việt Á.
TP HCM, Cần Thơ, Bến Tre, Bạc Liêu khẳng định không mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, công ty đang bị điều tra về hành vi nâng giá bộ kit xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 cao hơn nhiều lần so với giá thành sản xuất.
Ngoài giữ vị trí quan trọng ở Công ty Việt Á, ông Phan Quốc Việt, mắt xích chủ chốt trong vụ nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 đang là người đại diện pháp luật của trên chục doanh nghiệp liên quan.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa phá chuyên án về đường dây vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại CTCP Công nghệ Việt Á và các địa phương có liên quan.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.