Với mức giá dao động từ 30.700 – 31.500 đồng/ kg, cà phê khu vực Tây Nguyên được đánh giá là bình ổn so với cuối tuần trước. Số liệu thống kê đưa ra, tỉnh Đắk Lắk có giá cà phê cao nhất trong khi tỉnh Lâm Đồng lại có vẻ "thất thu" về giá khi đứng hạng chót.
Thị trường cà phê trong nước ra sao?
VietnamBiz tổng hợp từ các cơ quan báo chí chính thống và uy tín trong nước giá cà phê khu vực Tây Nguyên không có biến động so với khoảng thời gian cuối tuần trước, vẫn giữ nguyên ở mức 30.700 – 31.500 đồng/ kg.
Tính đến nay, giá cà phê cao nhất thuộc về tỉnh Đắk Lắk, trong khi đó, Lâm Đồng lại có giá thấp nhất toàn khu vực.
Thị trường cà phê tại kho quanh cảng TP HCM không có khởi sắc, giảm 100 đồng/ kg, chỉ còn 32.300 đồng/ kg.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
LÂM ĐỒNG | |
— Bảo Lộc (Robusta) | 30,700 |
— Di Linh (Robusta) | 30,700 |
— Lâm Hà (Robusta) | 30,600 |
ĐẮK LẮK | |
— Cư M'gar (Robusta) | 31,600 |
— Ea H'leo (Robusta) | 31,500 |
— Buôn Hồ (Robusta) | 31,500 |
GIA LAI | |
— Ia Grai (Robusta) | 31,300 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa (Robusta) | 31,200 |
KON TUM | |
— Đắk Hà (Robusta) | 31,100 |
HỒ CHÍ MINH | |
— R1 | 32,300 |
Giá cà phê có sự sụt giảm vào tuần trước, với mức giá 30.700 – 31.500 đồng/ kg (giảm 400 – 500 đồng/ kg). Các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đều đồng loạt sụt giảm giá cà phê – 400 đồng/ kg.
Tỉnh Kon Tum chứng kiến sự giảm sút mạnh nhất với mức giá cà phê 31.100 đồng/ kg (giảm 500 đồng/ kg). Trong khi đó, các khi quanh cảng TP HCM có giá cà phê rơi vào mức 32.400 đồng/ kg, so với đầu tuần đã giảm 500 đồng/ kg.
Xem thêm: Báo cáo thị trường cà phê
Tổ chức Cà phê Thế giới đã thông tin, tổng lượng cà phê xuất khẩu trên toàn thế giới trong tháng 2 đã tăng 10,16 triệu bao, tương đương 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng lượng xuất khẩu cà phê arabica của Brazil và Colombia có dấu hiệu khởi sắc, trở thành "cứu cánh" cho sự sụt giảm của lượng cà phê robusta và arabica tại các nước khác.
Cụ thể, Brazil có lượng xuất khẩu cà phê arabica tăng 3,46 triệu bao, tương đương 27,7%. Trong khi đó, Colombia tăng 1,4 triệu bao cà phê arabica, tương đương tăng 12,4%.
Tuy nhiên, theo ghi nhận, tại các nước khác, cà phê robusta xuất khẩu lại sụt giảm 4,9%, tương đương 3,21 triệu bao, cà phê arabica xuất khẩu giảm 16,8%, tương đương 2,11 triệu bao.
Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 2 tại Costa Rica đạt 108.413 bao, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu thống kê từ Viện Cà phê Quốc gia nước này.
Tại Indonesia, cà phê robusta xuất khẩu so với tháng 2/2018 đạt 134.512 bao, đã tăng 39.154 bao (41,1%). So với cùng kỳ niên vụ cà phê 2017 – 2018, lũy kế 5 tháng đầu của niên vụ 2018 – 2020 số lượng cà phê đạt 889.852 bao, giảm 25,6% (306.467 bao).
Xuất khẩu cà phê arabica tại đất nước Brazil tính chung 5 tháng đầu niên vụ cà phê 2018 – 2019, tăng 18.56 triệu bao (tăng 20,4%), tại Colombia, cà phê arabica tăng 6,63 triệu bao, tăng 7,7%, còn robusta tăng 17,93 triệu bao, tăng 2,5%.
Một điều đặc biệt, các nước khác lại có sự sụt giảm mạnh trong lượng xuất khẩu cà phê arabica, giảm tới 10,1%, tương đương 9,05 triệu bao.
Cụ thể, sàn London ghi nhận đến ngày 4/3, lượng cà phê robusta giảm 1,1%, tương đương 1.320 tấn so với tuần thương mại trước, còn 118.430 tấn, xấp xỉ 1.973.833 bao cà phê.
Cập nhật nhanh và chính xác về bảng giá cà phê chè tươi hôm nay.
Tổng hợp các bài viết liên quan về diễn biến và biểu đồ giá cà phê thế giới trong năm 2020 luôn được theo dõi chi tiết hằng ngày.
Tình hình giá cà phê mới nhất hiện nay
Hiện tại, theo lý giải từ nhiều chuyên gia kinh tế về nguyên nhân giá cà phê tăng có thể do sản lượng trong vài tháng gần đây tại các quốc gia như Brazil, Ấn Độ liên tục gặp nhiều khó khăn do mất mùa (mưa bão kéo dài, sâu phá hoại).
Giá cà phê robusta và arabica đang có nhiều biến động mới khi giá liên tục có nhiều thay đổi trong ngày khiến thị trường cà phê được dự báo sẽ khó dự đoán trước.