|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Chủ đầu tư Lan Phương Tower và cư dân 'dọa' kiện nhau

07:41 | 01/08/2018
Chia sẻ
Chủ đầu tư "dọa" ngưng cung cấp dịch vụ, thu hồi tài sản với các hộ dân không đóng gốc, lãi tiền mua căn hộ; một số cư dân lại "hăm" đưa chủ đầu tư ra tòa nếu cắt điện, nước...Đó là chuyện đang xảy ra ở chung cư Lan Phương Tower (Thủ Đức).
chu dau tu lan phuong tower va cu dan doa kien nhau Chủ đầu tư có thể không được cấp mới dự án nếu có khiếu kiện kéo dài tại dự án cũ
chu dau tu lan phuong tower va cu dan doa kien nhau Tìm lời giải cho cuộc 'nội chiến chung cư'
chu dau tu lan phuong tower va cu dan doa kien nhau
Nhiều cư dân chung cư Lan Phương hoảng loạn vì biết căn hộ của mình bị chủ đầu tư đem thế chấp ngân hàng. (Ảnh: Sơn Sơn)

Chuyện bắt đầu tư một số căn hộ trong chung cư Lan Phương Tower dù đã được bán cho khách hàng nhưng vẫn bị chủ đầu tư là Công ty TNHH Sản xuất - thương mại Lan Phương (Công ty Lan Phương) đem thế chấp tại ngân hàng.

Đi vay tiền, mới biết nhà mình đã bị thế chấp

Chị Nguyễn Thị Lệ, cho biết năm 2010 chị ký hợp đồng mua căn hộ D10-4 chung cư Lan Phương (104 Hồ Văn Tư, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP HCM) giá 1,1 tỉ đồng. Đến năm 2011, chị thanh toán được khoảng 710 triệu đồng. Số còn lại, chị được Công ty Lan Phương giới thiệu đến Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vay. Nhưng khi làm thủ tục vay, chị mới tá hoả vì căn hộ của chị đã bị chủ đầu tư cầm cố chính tại ngân hàng này. Chị Lệ đã khiếu nại đến Công ty Lan Phương, nhưng Công ty không trả lời. Không vay được tiền, nhà bị cầm cố nên chị Lệ quyết dịnh ngưng đóng tiền. Giờ công ty yêu cầu chị Lệ đóng gần 370 triệu đồng tiền lãi phạt chậm nộp.

Anh Huỳnh Hữu Trí mua căn hộ F2 - 12A từ năm 2013 với giá 925 triệu đồng cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Đến cuối năm 2014 anh đóng được trên 500 triệu đồng, số còn lại anh đến ngân hàng MHB vay vốn thì nhận được thông tin dự án này đã bị chủ đầu tư thế chấp, ngân hàng không cho vay được. Anh phản ánh đến chủ đầu tư nhưng Công ty Lan Phương không hồi âm. Anh quyết định không đóng tiền phần còn lại thì đến khoảng tháng 4.2018, anh nhận được thông báo của chủ đầu tư yêu cầu thanh toán tiền lãi phạt gần 150 triệu đồng.

Chị Đinh Hồng Yến, chủ căn hộ E4 -16 được nhân viên công ty này dụ mua căn hộ sẽ được vay gói hỗ trợ ưu đãi lãi suất 30.000 tỉ đồng. Thế nhưng, sau khi thanh toán 30% giá trị căn hộ, chị bất ngờ biết căn hộ mình mua đã thế chấp ngân hàng nên không thể vay tiền được. Phía Công ty Lan Phương không trả lời khiếu nại của chị nên suốt thời gian này chị ngưng đóng tiền. Đến khoảng tháng 3.2018, chị nhận thông báo của chủ đầu tư yêu cầu đóng gần 400 triệu đồng tiền lãi phạt. “Dự án đã thế chấp ngân hàng nhưng họ giấu thông tin, không giải chấp ngân hàng mà tiếp tục bán bừa cho chúng tôi. Họ đem nhà chúng tôi đi thế chấp ngân hàng từ năm 2015 đến đầu năm 2018 mới đem giải chấp ngân hàng. Trong thời gian này chúng tôi không vay được ngân hàng nên không có tiền trả chủ đầu tư. Trong suốt thời gian 3 năm này chúng tôi liên tục phản ánh đến chủ đầu tư nhưng không nhận được hồi âm. Rồi đùng một cái chủ đầu tư phạt chúng tôi với lãi suất “cắt cổ” 18%/năm”, chị Yến bức xúc.

Theo chị Yến, từ năm 2015 toàn bộ dự án đã bị chủ đầu tư đã đem thế chấp ngân hàng dù người dân đã vào ở từ năm 2012. Đến đầu năm 2018, chủ đầu tư mới đem giải chấp dự án và làm giấy chủ quyền. Hiện một số hộ dân đã đồng ý đóng tiền lãi phạt vì có nhu cầu làm sổ để bán nhà, cầm cố vay ngân hàng... nhưng vẫn còn 11 hộ dân không đồng ý nên phản đối đến cùng và kiện chủ đầu tư.

Chủ đầu tư tố một số hộ chây ì không đóng tiền

Trước phản ứng quyết liệt của các hộ dân, chủ đầu tư giảm bớt lãi phạt. Cụ thể, chị Lệ được giảm lãi phạt từ 368 triệu đồng xuống còn 168 triệu đồng, anh Trí từ gần 150 triệu đồng xuống còn 72 triệu đồng, chị Yến từ 398 triệu đồng xuống còn 199 triệu đồng… Tuy nhiên, theo các cư dân này, việc họ chậm đóng tiền là do lỗi của chủ đầu tư nên chủ đầu tư bắt phạt họ là không hợp lý. Họ không có nghĩa vụ phải trả khoản tiền này.

Trao đổi với phóng viên báo Thanh Niên, một đại diện trong Ban quản lý chung cư Lan Phương, cho biết : Dự án có 214 căn hộ, đã bán được 210 căn, còn lại 4 căn chưa bán. Số người phản ứng với chủ đầu tư và không chịu đóng phạt chỉ khoảng chục người, còn tất cả những người khác đã đóng hết để nhận sổ hồng.

Trước phản ứng của người dân, ông Phan Hải Lâm, Phó giám đốc Công ty Lan Phương đã gửi văn bản với nội dụng : Nếu khách hàng vẫn cố tình không thanh toán số tiền còn nợ cho công ty, bắt đầu từ ngày 23.7.2018 trở đi, công ty sẽ ngừng cung cấp dịch vụ giữ xe, cấp nước và sẽ không thu phí tiền quản lý. Đồng thời, công ty sẽ thực hiện biện pháp thu hồi tài sản. Ông Phan Hải Lâm cho rằng, các thông tin mà cư dân chung cư Lan Phương phản ánh là hoàn toàn sai lệch. Nhiều hộ dân mua căn hộ đến nay đã 3 - 5 năm, nợ tiền công ty từ 50 - 70%, trong khi lại không đóng tiền gốc lẫn lãi. “Cư dân đã vi phạm trắng trợn, còn giả bộ kêu cứu, nói tùm lum tùm la… khiến cho công ty bị thiệt hại. Chung cư có quy mô hơn 200 căn hộ, mọi chuyện đang rất vui vẻ và bình thường, chỉ có mười mấy người còn thiếu tiền công ty từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng cố tình chây ỳ. Việc này tôi cũng đang rất bức xúc. Công ty đang hoàn tất hồ sơ để khởi kiện họ”, ông Lâm nói.

Trao đổi với chúng tôi, nhiều cư dân cho biết, nếu chủ đầu tư ngang nhiên cắt điện, nước, lấy nhà, họ sẽ khởi kiện chủ đầu tư ra tòa.

Xem thêm

Đình Sơn

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.