|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cholimex tiếp tục chia cổ tức với tỷ lệ 50% tiền mặt

15:16 | 10/03/2021
Chia sẻ
Đây là năm thứ hai liên tiếp Cholimex muốn chia cổ tức với tỷ lệ 50%. Ba năm trước đó, tỷ lệ này lần lượt là 20%, 20% và 30%.
Cholimex tiếp tục chia cổ tức với tỷ lệ 50% - Ảnh 1.

Gian hàng của Cholimex tại một trung tâm hội chợ ở TP HCM. (Ảnh: Minh Hằng).

CTCP Thực phẩm Cholimex (Mã: CMF) vừa công bố thông tin sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021 với ngày đăng ký cuối cùng là ngày 31/3. Thời gian và địa điểm tổ chức sẽ được thông báo sau.

Trong đại hội lần này, ngoài báo cáo kết quả sản xuất năm 2020 và kế hoạch năm 2021, công ty sẽ trình ĐHĐCĐ về việc tạm ứng cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 50% bằng tiền mặt (5.000 đồng/cp). Thời gian thanh toán dự kiến ngày 10/5.

Theo kế hoạch ban đầu đã được thông qua vào ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, Cholimex dự định chia tỷ lệ tối thiểu là 15%/mệnh giá.

Như vậy, đây là năm thứ hai liên tiếp Cholimex muốn chia cổ tức với tỷ lệ cao là 50%. Ba năm 2016, 2017 và 2018, tỷ lệ này lần lượt là 20%, 20% và 30%.

Với 8,1 triệu cổ phiếu CMF đang lưu hành, ước tính Cholimex sẽ chi 40,5 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông năm 2020.

Trong đó, cổ đông lớn nhất của công ty là CTCP Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn nắm 40,72% vốn, dự kiến nhận được khoảng 16 tỷ đồng từ cổ tức.

Tính đến thời điểm hiện tại thì Cholimex chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020. Theo kế hoạch kinh doanh năm 2020, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu đi ngang so với năm 2019 với  2.200 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 160 tỷ đồng, giảm 23%. Đây cũng là năm doanh nghiệp đặt kế hoạch đi lùi trong vòng 10 năm qua.

Cholimex tiếp tục chia cổ tức với tỷ lệ 50% - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh của Cholimex qua các năm. (Nguồn: M.H tổng hợp từ BCTC của Cholimex).

Trên thị trường UPCoM, hiện CMF là cổ phiếu có thị giá đến ba con số, ở mức 161.000 đồng/cp, nằm trong top 10 các cổ phiếu đắt đỏ nhất thị trường. Tuy nhiên, cổ phiếu thường xuyên không có giao dịch do cơ cấu cổ đông cô đặc.

Minh Hằng

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.