Cho vay bất động sản, xây dựng, nguyên vật liệu của Techcombank vẫn tăng trưởng trong mùa dịch
Ngoài ra, tín dụng nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh, bán lẻ và logistics cũng ghi nhận sự cái thiện đáng kể.
Ở chiều ngược lại, các khoản vay tài chính, dịch vụ công bị thu hẹp đi đáng kể, chỉ còn chiếm tỷ trọng 1% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.
Đối với phân khúc bán lẻ, dư nợ tín dụng tính tới cuối quý III đạt 138.000 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ và tăng 7% so với cuối quý II.
Trong đó, các khoản vay thế chấp, vay mua nhà, vay hộ gia đình tiếp tục ghi nhận tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phân khúc. Các khoản vay thẻ tín dụng, vay mua xe tuy vẫn tăng vẫn cải thiện so với cùng kỳ, tuy nhiên đã có sự sụt giảm nhẹ trong quý III, thời gian đỉnh điểm của dịch COVID-19.
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, ông Trịnh Bằng, Giám đốc Tài chính của Techcombank, kỳ vọng sau khi nền kinh tế tái mở cửa trở lại, thị trường bất động sản sẽ trở lại mức bình thường như trước đại dịch.
Techcombank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho bất động sản lớn nhất toàn ngành. Tính tới cuối quý II/2021, dư nợ cho vay doanh nghiệp kinh doanh bất động sản của nhà băng này lên tới 101.488 tỷ đồng, chiếm hơn 32% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, con số cho vay bất động sản của Techcombank có thể lên tới 70 - 80% tổng dư nợ nếu tính cả các khoản vay cá nhân mua nhà.
Song, đây cũng không phải một điều quá bất ngờ khi tại ĐHĐCĐ năm ngoái, Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết rằng bất động sản là lĩnh vực mà Techcombank ưu tiên, ngân hàng có lợi thế, thị trường phát triển nhanh và có thể kiểm soát rủi ro.
Tệp khách hàng của Techcombank bao gồm những "ông lớn" trong ngành bất động sản như Vingroup, Sun Group...