|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Chính phủ và Bộ Xây dựng họp với các doanh nghiệp bất động sản để tháo gỡ khó khăn

10:56 | 08/11/2022
Chia sẻ
Sáng nay (8/11), nhiều doanh nghiệp như Novaland, Nam Long, Hưng Thịnh, Sơn Kim Land, Phú Mỹ Hưng, Himlam,... họp cùng Chính Phủ và Bộ Xây dựng về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

 

 (Ảnh minh họa: Hoàng Huy).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1492/VPCP-TH mời lãnh đạo Bộ Xây dựng và lãnh đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản khu vực phía Nam đến dự cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản vào sáng ngày 8/11.

Các doanh nghiệp được mời tham dự gồm có: Tập đoàn Novaland (Mã: NVL), Tập đoàn Phú Mỹ Hưng, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex, Tập đoàn Hưng Thịnh, CTCP Đầu tư IMG, Công ty Địa ốc Hoàng Quân, Tập đoàn Himlam, CTCP Đại An, Tập đoàn Phú Cường, Tập đoàn Sơn Kim Land, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC), Tập đoàn Khang Điền và Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA).

Theo chương trình dự kiến còn có sự tham gia của các doanh nghiệp như Tập đoàn Nam Long, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, TTC Land, CTCP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, CTCP Đầu tư Địa ốc Bến Thành (Capella Holdings), CTCP Tập đoàn Sunshine, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia, CTCP Địa ốc Việt (Vietcomreal), CTCP Đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát,...

 

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đứng trước rủi ro mất thanh khoản, buộc phải thực hiện các biện pháp chưa có tiền lệ để tồn tại như thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO).

Bên cạnh đó, có trường hợp doanh nghiệp bất động sản tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí giảm 50% lực lượng lao động.

Cũng theo Chủ tịch HoREA, do tắc các kênh huy động vốn (tín dụng, trái phiếu, vốn huy động khách hàng) nên một số doanh nghiệp bất động sản phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao hoặc phải bán bớt tài sản, dự án; bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (40% giá hợp đồng).


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngọc Anh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.