|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chính phủ Anh từ chối công bố tác động của Brexit

09:26 | 15/08/2017
Chia sẻ
Chính phủ Anh đang đối mặt với cáo buộc về việc từ chối công bố hơn 50 nghiên cứu “bí mật” về tác động của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – hay còn gọi là Brexit.
chinh phu anh tu choi cong bo tac dong cua brexit
Bộ trưởng phụ trách Brexit David Davis. Ảnh: EPA

Bộ trưởng phụ trách Brexit David Davis xác nhận cơ quan do ông phụ trách đã thực hiện các nghiên cứu “đối với hơn 50 ngành của nền kinh tế Anh”.

Tuy nhiên đến thời điểm này, các bộ trưởng trong Nội các của Thủ tướng Theresa May vẫn từ chối lời kêu gọi của công luận về việc cho công bố kết quả đầy đủ của các nghiên cứu này, với lập luận một số nghiên cứu có thể “phá hỏng khả năng của Chính phủ trong việc đàm phán thỏa thuận tốt nhất cho nước Anh” nếu chúng được công bố.

Sức ép tại Anh về việc đòi công bố các kết quả này ngày càng gia tăng sau khi một đoạn trong nghiên cứu của Bộ Y tế bị rò rỉ cho thấy, Brexit cho thể khiến nước Anh thiếu hụt hơn 40.000 y tá vào năm 2026.

Ngày 14/8/2017, nghị sĩ Quốc hội Anh thuộc Đảng Xanh Molly Scott Cato, người đã gửi kiến nghị yêu cầu chính phủ công bố các nghiên cứu, cho rằng: “Lý do duy nhất khiến Chính phủ không cho công bố những nghiên cứu này là vì các nghiên cứu sẽ tiết lộ điều họ không muốn người dân nghe thấy rằng một Brexit cứng sẽ là một thảm họa đối với nền kinh tế Anh, đối với tiêu chuẩn môi trường và quyền lợi người lao động của chúng ta.”

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Phụ trách Tiến trình rời khỏi Liên minh Châu Âu đã từ chối bình luận trước câu hỏi được báo chí Anh đặt ra về việc công bố kết quả các nghiên cứu, và nhắc lại quan điểm đã được Thứ trưởng bộ này, ông Robin Walker đưa ra từ tháng 6 vừa qua.

Ông Walker khi đó đã phát biểu rằng tác động của Brexit đối với một số ngành nhất định của nền kinh tế Anh đang được nghiên cứu và một danh sách tên của các nghiên cứu này sẽ được công bố - thay vì nội dung của các nghiên cứu.

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).