Kiên quyết từ chối thanh toán các khoản chi bằng tiền mặt do đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, ban quản lý dự án đề nghị không đúng đối tượng được phép chi bằng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
TP HCM muốn tăng chi cho bộ máy để đảm bảo chất lượng phục vụ; và chi thường xuyên cho bộ máy đã lên đến 74% chi ngân sách nhà nước trong 8 tháng đầu năm nay.
Vì sao Quốc hội thường ấn nút thông qua quyết toán ngân sách khi nhiều khoản chi, trong đó có chi thường xuyên đều vượt xa so với dự toán? Vì sao những cơ quan vi phạm bị nêu tên chưa một lần phải giải trình về sự tùy tiện trong chi thường xuyên?
So sánh với các nước trong khu vực, tỷ trọng chi trên GDP của Việt Nam thuộc loại cao nhất trong hơn 10 năm qua. Cho đến năm 2016, tỷ trọng này vẫn ở mức trên 28% GDP.
Tính đến ngày 15/12, ngân sách nhà nước thu 943,3 tỷ đồng trong khi đó chi ngân sách ước tính 1.135,5 tỷ. Như vậy, năm 2016, bội chi ngân sách ở mức 192,2 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2016, hệ thống KBNN chi thường xuyên ước đạt hơn 785.000 tỷ đồng, bằng 94% dự toán năm. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, hệ thống KBNN kiểm soát chi ước đạt gần 286.000 tỷ đồng, bằng 85% so với kế hoạch năm.
Trong điều kiện nguồn thu ngân sách được hưởng theo phân cấp hạn hẹp, UBND TPHCM vừa đề ra nguyên tắc phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2017 theo các thứ tự ưu tiên: đảm bảo chi hoạt động thường xuyên theo đúng chính sách; bố trí chi trả nợ lãi các khoản vay đến hạn; trích dự phòng ngân sách và bổ sung quỹ dự trữ tài chính theo quy định; số còn lại bố trí chi đầu tư phát triển.
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.