|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TP HCM đề nghị tăng chi thường xuyên cho bộ máy

21:30 | 29/08/2017
Chia sẻ
TP HCM muốn tăng chi cho bộ máy để đảm bảo chất lượng phục vụ; và chi thường xuyên cho bộ máy đã lên đến 74% chi ngân sách nhà nước trong 8 tháng đầu năm nay.
tp hcm de nghi tang chi thuong xuyen cho bo may
Chi thường xuyên chiếm tỷ lệ tới 74% chi ngân sách nhà nước. Ảnh TL.

TP HCM muốn tăng chi cho bộ máy để đảm bảo chất lượng phục vụ; và chi thường xuyên cho bộ máy đã lên đến 74% chi ngân sách nhà nước trong 8 tháng đầu năm nay.

Đó là hai thông tin được Vụ phó Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính Nguyễn Duy Tân cho biết tại cuộc họp cập nhật một số nội dung mới về lĩnh vực tài chính – ngân sách chiều 29-8.

“TPHCM nói năng suất lao động của công chức cao hơn nhiều lần so với các tỉnh thành khác, vì sao lại chỉ có thu nhập bằng các khu vực khác. Vì thế, cần phải có đãi ngộ”, ông Tân nói.

Ông cho biết thêm, lập luận của TPHCM là có 600.000 công chức nhưng đang phục vụ tới 10 triệu dân, tức công việc nhiều hơn hẳn so với các địa phương khác cũng có 600.000 công chức nhưng chỉ phục vụ cho 3 triệu dân.

Ông Tân không tiết lộ thêm thông tin cụ thể, và cho biết thêm, đề xuất của TPHCM chưa được các cơ quan trung ương xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, ông cho biết, tỷ lệ chi thường xuyên đã lên tới 74% tổng chi ngân sách nhà nước trong 8 tháng đầu năm nay, tuy nhiên sẽ khó khăn khi cơ cấu nguồn chi này khi lộ trình tăng lương sẽ khoảng 7% mỗi năm từ nay đến năm 2020.

Theo ông Tân, chi thường xuyên tăng cao những năm gần đầy là do một chủ trương cách đây 8 năm, theo đó Nhà nước sẽ giảm chi đầu tư phát triển, khuyến khích xã hội hóa để lấy nguồn tăng chi thường xuyên cho y tế, giáo dục.

Kết quả của chủ trương này là ngân sách bỏ ra thêm 20.000-30.000 tỉ đồng mỗi năm từ nguồn chi thường xuyên qua các đợt tăng lương nhàm đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo, người yếu thế, ở vùng sâu, vùng xa.

“Chúng ta có đặc thù là vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên vẫn phải lo cho an sinh xã hội. Ở vùng sâu, vùng xa mà không có vốn nhà nước thì không tiến bộ được, khoảng cách vùng giàu vùng nghèo sẽ càng lớn lên, nên phải chấp nhận tỷ trọng chi khác đi”, ông giải thích.

Theo ông Tân, hồi cuối nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, tỷ lệ chi thường xuyên chỉ khoảng 55-60% tổng chi.

Về tổng thể, theo ông Tân, thu ngân sách nhà nước có thể vượt dự toán trong năm nay. Tuy nhiên, ngân sách trung ương sẽ khó khăn, và có nhiều địa phương dự kiến hụt thu so với số giao.

tp hcm de nghi tang chi thuong xuyen cho bo may Bội chi ngân sách nhà nước đến giữa tháng 8 vượt 40 nghìn tỷ đồng

Tính đến 15/8/2017, tổng chi ngân sách nhà nước ước khoảng 747,3 nghìn tỷ đồng, bằng 53,7% dự toán năm, nâng bội chi ngân sách ...

tp hcm de nghi tang chi thuong xuyen cho bo may Thanh tra Chính phủ: Hà Nội buông lỏng quản lý nhiều dự án bất động sản

Thanh tra Chính phủ cho rằng, UBND thành phố Hà Nội, các sở, ngành liên quan đã buông lỏng quản lý, gây thất thoát ngân ...

Tư Hoàng

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.