Chi phí để giải cứu kinh tế thế giới: 834 triệu USD/giờ
Hãy tưởng tượng bạn tiêu tiền với tốc độ 834 triệu USD/giờ trong vòng 18 tháng. Đó là số tiền các ngân hàng trung ương đã bỏ ra để mua trái phiếu kể từ khi đại dịch tấn công, theo các chuyên gia của Bank of America. Ngân hàng này ước tính chỉ riêng Cục dự trữ liên bang (Fed) đã chi 4.000 tỷ USD.
Con số trên thể hiện núi tiền khổng lồ mà các ngân hàng trung ương dựng lên để bảo vệ doanh nghiệp trong giai đoạn phong tỏa. Số tiền kích thích hào phóng này cũng đã châm ngòi cho cuộc phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán.
Bank of America viết: "Các động thái kích thích kinh tế đã gây ra lạm phát to lớn cho các tài sản trên Phố Wall".
Các ngân hàng trung ương đã "nuốt chửng" quá nhiều trái phiếu và hạ thấp chi phí đi vay đến mức có đến 16.000 tỷ USD trái phiếu trả lợi suất âm. Khả năng sinh lời kém từ thị trường nợ là một phần lý do vì sao các nhà quản lý tài sản nói rằng họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục mua thêm cổ phiếu, Bloomberg cho biết.
Đối với nhà đầu tư, câu hỏi lớn là liệu các ngân hàng trung ương có thể giữ cho dòng tiền chảy mạnh mẽ trong bao lâu nữa. Tại cuộc họp gần đây nhất của Fed, hầu hết các nhà hoạch định chính sách đồng tình rằng việc giảm tốc chương trình mua trái phiếu có thể bắt đầu vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, biến chủng Delta của COVID-19 có thể là yếu tố bất ngờ. Tại New Zealand, ngân hàng trung ương đã hoãn ý định tăng lãi suất sau khi nước này phong tỏa trong ba ngày. Bank of America chỉ ra: "Nhà đầu tư hoàn toàn không sợ các hành động của ngân hàng trung ương".
Ba cá voi khổng lồ
Theo ước tính của Bloomberg, kể từ đầu đại dịch thì Fed, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã rót tới 9.000 tỷ USD để cứu kinh tế. Làn sóng chi tiêu này đã biến ba ngân hàng trên thành những con cá voi khổng lồ trên thị trường, với tổng tài sản 24.000 tỷ USD.
Để so sánh, 24.000 tỷ USD tương đương với vốn hóa hàng chục công ty lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thị trường, bao gồm: Apple, Tesla, Facebook, JPMorgan, Walmart, Samsung, Visa, J&J, Tesla, Netflix, AT&T, Microsoft, Tencent...
Một cách hình dung khác: Nếu được in dưới dạng các tờ 1 USD thì 24.000 tỷ USD đủ để xếp thành 6 chồng tiền vươn cao từ trái đất đến mặt trăng.
Bộ ba ngân hàng trung ương Mỹ, châu Âu và Nhật Bản dùng rất nhiều tiền để mua trái phiếu, giúp đỡ chính phủ tài trợ chương trình kích thích. Fed còn mua khá nhiều chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp, cố gắng chống đỡ lĩnh vực đã gây rất nhiều rắc rối trong khủng hoảng tài chính 2008.
ECB và BOJ thì hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực nợ vay, giữ cho doanh nghiệp sống sót, người lao động có việc làm và ngăn chặn nợ xấu chồng chất.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/