|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Chevron mua nhà sản xuất dầu đá phiến Anadarko với giá 33 tỉ USD, trở thành 'big4' trong ngành năng lượng Mỹ

18:30 | 13/04/2019
Chia sẻ
Nhằm tăng sản lượng dầu và khí đốt của Mỹ, Chevron cho biết sẽ mua lại công ty sản xuất đá phiến Anadarko Petroleum, trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thế giới.
Chevron mua nhà sản xuất dầu đá phiến Anadarko với giá 33 tỉ USD, trở thành big4 trong ngành năng lượng Mỹ - Ảnh 1.

Chevron mua Anadarko với giá 33 tỉ USD.

Chevron mua Anadarko, trở thành nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai thế giới

Chevron đã tăng gấp đôi số tiền đặt cược nhằm tăng sản lượng dầu và khí đốt Mỹ. Theo đó cho biết sẽ mua nhà sản xuất đá phiến Anadarko Petroleum với giá 33 tỉ USD tiền mặt và cổ phiếu. Động thái này sẽ giúp Chevron trở thành nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai thế giới.

Công ty mới ước tính sẽ sản xuất 3,9 triệu thùng/ngày. Trong số các công ty đại chúng, Chevron chỉ đứng sau Exxon Mobil, tăng từ vị trí thứ 4 trước đó.

Công ty trên sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận của Chevron ở hai lĩnh vực mà sản lượng năng lượng của Mỹ đang phá kỉ lục là dầu đá phiến từ Lưu vực Permian ở phía tây Texas và New Mexico, và khí đốt hóa lỏng (LNG), theo Reuters.

Hai nhiên liệu này đã giúp Mỹ trở thành một trong những nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới.

"Chevron  đang gia nhập hàng ngũ 'những công ty siêu lớn mạnh' và nhóm 'big3' đã trở thành 'big4'", ông Roy Martin, nhà phân tích cao cấp tại công ty tư vấn Wood Mackenzie, nói. 

"Thương vụ mua lại trên khiến các công ty siêu lớn mạnh phân cực nhiều hơn. Exxon Mobil, Chevron, Shell và BP đang trong một cuộc chiến của riêng họ."

Các công ty này đang chuyển sang khai thác dầu đá phiến và các kĩ thuật mang tính cách mạng, gồm nhiệt phân, phun cát và nước, để chiến xuất dầu. Quá trình này rẻ hơn và sản xuất dầu nhanh hơn so với các dự án LNG ngoài khơi và tốn kém hơn do phải mất nhiều năm mới tạo ra lợi nhuận.

Sản xuất dầu thô Mỹ ngừng sụt giảm, tạo đà tiến lên

Sự bùng nổ dầu và khí đốt này đã đảo ngược tình trạng sản xuất dầu thô sụt giảm của Mỹ và giúp nước này đạt kỉ lục 12 triệu thùng/ngày, vượt quan Nga và Arab Saudi.

Mỹ hiện cũng là nhà sản xuất LNG lớn thứ ba thế giới. LNG là loại khí tự nhiên siêu lạnh có nhu cầu kỉ lục vì rẻ và sạch hơn than trong hoạt động sản xuất điện.

Công ty mới từ vụ sáp nhập trên được kì vọng sẽ sản xuất hơn 1,6 triệu thùng/ngày tại Mỹ và 3,9 triệu thùng/ngày trên toàn cầu trong năm nay, theo Wood Mackenzie.

CEO Mike Wirth của Chevron cho biết thỏa thuận trên rất phù hợp và hấp dẫn bởi cả hai công ty đều hoạt động trong cùng lĩnh vực, đều nắm giữ các dự án dầu đá phiến, ngoài khơi và LNG. Chevron cũng kì vọng dầu đá phiến sẽ tạo ra lợi nhuận cho các đơn vị đường ống dẫn dầu, giao dịch và tinh chế của công ty.

"Chúng tôi là sự kết hợp tốt nhất của nhau", ông Wirth nói.

Việc Chevron cam kết hạn chế chi tiêu đã khiến nó trở thành một công ty được yêu thích giữa các cổ phiếu năng lượng khác, theo đó cổ phiếu của Chevron đã tăng 13,8% trong năm nay. Hiện công ty lên kế hoạch bán 15 tỉ USD tài sản theo thời gian để bù đắp cho thỏa thuận với Anadarko.

Cổ phiếu của Chevron đã giảm 4,9% xuống còn 119,76 USD vào hôm qua (12/4), trong khi đó cổ phiếu của Anadarko lại tăng 32% sau khi nhích mạnh lên 39% vào cuối phiên giao dịch ngày 11/4. 

Trước thỏa thuận, cổ phiếu của Chevron đã tăng 25% trong hai năm qua, trong khi cổ phiếu của Anadarlo lại giảm 23% trong cùng kì. Cũng trong khoảng thời gian này, giá dầu thô của Mỹ đã tăng 20%.

Đây là thỏa thuận lớn nhất của ngành công nghiệp dầu mỏ kể từ khi Royal Dutch Shell mua lại BG Group vào năm 2016, và nó đã làm dấy lên suy đoán rằng các nhà sản xuất dầu đá phiến đang cạnh tranh nhau. Cổ phiếu của Nobel Energy đã tăng 7%, trong khi của Pioneer Natural Resoruces tăng hơn 11%.

Chevron, Exxon, Royal Dutch Shell và BP đã không đạt đủ sản lượng dầu thô giai đoạn đầu tiên, trong khi các nhà sản xuất độc lập nhanh nhạy như Anadarko lại tiên phong trong công nghệ khoan dầu đá phiến và thuê đất tại Lưu vực Permian với giá rẻ.

Trần Nam Thi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.