|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Shell bán cổ phần mỏ dầu tại Vịnh Mexico với giá 965 triệu USD

15:08 | 12/04/2019
Chia sẻ
Royal Dutch Shell vào hôm qua (ngày 11/4) đồng ý bán 22,45% cổ phần mỏ dầu Caesar Tonga tại Vịnh Mexico, với giá 965 triệu USD tiền mặt cho một công ty con của tập đoàn năng lượng Israel Delek Group.
Shell bán cổ phần mỏ dầu tại Vịnh Mexico với giá 965 triệu USD - Ảnh 1.

Shell đồng ý bán 22,45% cổ phần cho Delek Group với giá 965 triệu USD.

Nằm tại Vịnh Mexico, cách bang Lousiana 300km về phía nam, tốc độ sản xuất hiện tại của mỏ dầu Caesar Tonga là 71.000 thùng/ngày, với 90% sản lượng là dầu.

Reuters đưa tin, mỏ dầu Caesar Tonga có tuổi thọ 30 năm. Nếu cho là không có sự thay đổi nào về tốc độ sản xuất, khoản đầu tư của Delek - tập đoàn bán lẻ khí đốt thuộc sở hữu của chính phủ Israel - vào mỏ dầu này sẽ đem lại 78 triệu thùng dầu dự trữ.

Như một phần của hợp đồng, Delek sẽ kí kết thỏa thuận dài hạn với một chi nhánh của Shell để mua dầu được sản xuất từ mỏ dầu trên trong 30 năm theo giá thị trường hoặc giá khớp với đề nghị của bên thứ ba.

Ông Asaf Bartfeld, CEO của Delek, cho biết thỏa thuận này, cùng với việc thăm dò ở Biển Bắc và Vịnh Mexico, sẽ thúc đẩy vị thế của Delek Group trên thị trường năng lượng quốc tế.

Shell cho biết thỏa thuận trên nhiều khả năng sẽ kí kết vào cuối quí III/2019 và doanh số bán cổ phần mới nhất sẽ đóng góp vào chương trình thoái vốn của doanh nghiệp này.

Công ty dầu mỏ Anh - Hà Lan trên năm ngoái đã bán các tài sản ở thượng nguồn Đan Mạch cho công ty Năng lượng Na Uy trong một thỏa thuận trị giá 1,9 tỉ USD.

Shell từng cho hay về một sự gia tăng mạnh về nguồn tiền mặt trong năm 2018 và cho biết trong tháng 1/2019 vừa qua rằng họ sẽ tuân thủ chính sách chi tiêu trong năm nay, ngay cả khi công ty này dường như sẽ thoái vốn khoảng 5 tỉ USD mỗi năm.

Lợi nhuận năm 2018 của Shell tăng hơn một phần ba lên con số 21,4 tỉ USD, cao nhất kể từ khi thị trường dầu mỏ đi xuống năm 2014.

Thỏa thuận đối với mỏ dầu Caesar Tonga có quyền bị từ chối bởi Anadarko Chemicals, Equinor ASA và Chevron - các công ty sở hữu phần còn lại của mỏ dầu.

Trần Nam Thi