Chê dầu bẩn nhưng các nhà nhập khẩu châu Á không thể hoàn toàn quay lưng với nguồn cung từ Mỹ
Khi nhiều loại dầu thô khác nhau đi qua chuỗi cung ứng từ các mỏ dầu đá phiến nội địa kéo dài từ Texas đến Bắc Dakota, chúng có nguy cơ lãn tạp chất trước khi đến châu Á - khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Cụ thể, các nhà lọc dầu lo ngại về sự xuất hiện của những kim loại có vấn đề,cũng như một nhóm các hợp chất hóa học được biết đến là oxy hóa, có thể ảnh hưởng đến chất lượng và loại nhiên liệu mà họ sản xuất.
Hai nhà máy lọc dầu của Hàn Quốc - người mua hàng đầu nguồn cung đường biển của Mỹ - đã từ chối các lô hàng trong những tháng gần đây vì sự nhiễm bẩn khiến việc xử lý trở nên khó khăn. Sản lượng gia tăng ở Bắc Mỹ từ hàng chục mỏ dầu đẩy mọi mọi dầu từ dầu dễ bay hơi đến chất cặn dính thông qua các nhánh và đường ống chung.
Các tàu chở dầu nhỏ sau đó vận chuyển hàng hóa từ các cảng nước nông đến những chiếc tàu chở dầu siêu lớn ở Vịnh Mexico để chuyển cho những người mua ở xa.
Trong suốt quá trình vận chuyển từ đường ống đến bể chứa và lên tàu, các hợp chất lạ từ nhiên liệu hoặc hóa chất khác để làm sạch bể chứa hoặc vật liệu ổn định có thể ngấm vào dầu và làm hỏng thiết bị tinh chế. Mặc dù dầu thô cũng đi qua một chuỗi tương tự ở Trung Đông, nguy cơ tạp chất thấp hơn vì mỗi loại dầu thường có cơ sở hạ tầng được chỉ định riêng.
Trong trường hợp khí ngưng tụ của Mỹ, một loại dầu siêu nhẹ được bơm từ các mỏ dầu đá phiến, lô hàng có thể xuất hiện các chất bẩn như oxy hóa, kim loại và chất tẩy rửa, theo ông Sebastien Bariller, PHó Chủ tịch Hanwha Total Petrochemical, Hàn Quốc. Điều này gây ra sự không chắc chắn về chất lượng dầu của Mỹ, không giống như mua hàng từ Trung Đông, nơi chất lượng ổn định, ông nói.
Người mua Hàn Quốc từ chối dầu Mỹ, khiến một lượng hàng được chuyển hướng sang Trung Quốc. Nguồn: Bloomberg.
Hai nhà lọc dầu của Hàn Quốc, gồm SK Innovation và Hyundai Oilbank, đã từ chối các lô hàng dầu thô Eagle Ford, dự kiến cập cảng vào tháng 1 và tháng 2, do vấn đề chất lượng, Bloomberg trích nguồn ngạo tin cho hay.
Người khổng lồ dầu mỏ BP đã bãn lô hàng. Theo Bloomberg, ít nhất một trong số những lô hàng không được tiếp nhận đã chuyển hướng đến cảng Thanh Đảo, Trung Quốc bằng một tàu chở dầu nhỏ và được Công ty hóa dầu Sinochem Hongrun - một nhà máy lọc tư nhân có các yêu cầu chất lượng và cấu hình nhà máy khác nhau - thu mua.
Người phát ngôn của SK Innovation và Hyundai từ chối trả lời phỏng vấn. BP không bình luận về các hoạt động cung ứng và giao dịch hàng ngày, công ty cho biết trong một email.
Mặc dù không phải tất cả lô dầu từ mỏ Eagle Ford khổng lồ ở phía nam Texas đều bị nhiễm bẩn, nhưng các nhà lãnh đạo từ SK, Hanwha, Hyundai và đối thủ trong nước GS Caltex Corp cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ các vấn đề về chất lượng gồm cả sự hiện diện của oxy hóa trước khi giao hàng.
Các lô hàng được bơm ở Vịnh Mexico có những đặc điểm phù hợp, họ nói.
Vận chuyển dầu
Theo ông Dennis Sutton, Giám đốc điều hành của Hiệp hội chất lượng dầu thô, một tập đoàn công nghiệp Mỹ, các chất oxy hóa không xuất hiện tự nhiên trong dầu thô. Chúng có thể xuất hiện trong quá trình xử lý dầu từ đầu giếng đến nhà máy lọc dầu.
Tại Mỹ, cơ sở hạ tầng cần thiết để liên kết các mỏ sản xuất với cảng nước sâu tụt lại sau sự tăng trưởng trong xuất khẩu do hoạt động bán dầu bằng đường biển đã bị hạn chế cho đến cuối năm 2015.
Các nhà máy lọc dầu dọc Bờ Vịnh - nơi phần lớn dầu Mỹ đã được tinh chế trước khi xuất khẩu được cho phép - được sử dụng để xử lí các vấn đề chất lượng vì nhà máy của họ tinh vi hơn.
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã tăng từ dưới 100.000 thùng/ngày vào cuối năm 2012 lên 2,5 triệu trong tháng 12/2018. Hàn Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn nhất của Mỹ trong tháng đó, nhập khẩu hơn 550.000 thùng mỗi ngày.
Bất chấp vấn đề nhiễm bẩn, ông Bariller của Hanwha Total cho hay Hàn Quốc không thể hoàn toàn quay lưng với Mỹ vì quốc gia này vẫn là nhà cung cấp lượng dầu lớn, đặc biệt vào thời điểm không chắc chắn về xuất khẩu từ các quốc gia Trung Đông như Iran.