|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chân dung nguyên Phó Thủ tướng Đức vừa giữ chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn VinaCapital Ventures

12:50 | 17/03/2019
Chia sẻ
Là trẻ mồ côi và được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi, TS. Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Đức vừa nhận lời về Việt Nam làm việc và sẽ giữ chức Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures.

Tập đoàn quản lý tài sản tại Việt Nam VinaCapital vừa có buổi công bố thông tin liên quan đến việc Tiến sĩ Philipp Roesler, nguyên Phó Thủ tướng Đức chính thức trở thành cố vấn cho tập đoàn trong các vấn đề đầu tư mạo hiểm, với việc giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures, quỹ chuyên đầu tư và nâng tầm các công ty công nghệ, startup.

Chân dung nguyên Phó Thủ tướng Đức vừa giữ chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn VinaCapital Ventures - Ảnh 1.

Nguyên Phó Thủ tướng Đức Philipp Roesler (Nguồn: internet)

Được biết, TS.Philipp Roesler được bầu làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ kinh tế và công nghệ của Đức vào năm 2011. Ông tham gia quản lý High - Tech Grunderfonds - đơn vị hợp tác công - tư đã đầu tư gần 3 tỉ euro và ra mắt thành công hơn 500 công ty công nghệ cao.

Theo tìm hiểu, TS. Philipp Roesler sinh năm 1973 tại Khánh Hưng, Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng). Ông là trẻ mồ côi, không rõ cha mẹ, họ tên gốc và được chăm sóc bởi viện mồ côi công giáo của nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng Portieux.

Khi 9 tháng tuổi, ông được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi. Cha nuôi ông là một người lính trong quân đội Đức.

Khi trưởng thành, ông Philipp Roesler theo học tại Đại học Y khoa Hannover và được nhận học vị Tiến sĩ Y khoa vào năm 2012. Trước khi trở thành chính trị gia, ông từng là một bác sĩ phẫu thuật tim và lồng ngực.

Chân dung nguyên Phó Thủ tướng Đức vừa giữ chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn VinaCapital Ventures - Ảnh 2.

TS. Philipp Roesler là người gốc nước ngoài đầu tiên tại Đức từng nắm giữ cương vị Phó Thủ tướng. (Ảnh nguồn internet)

Sự nghiệp chính trị của ông Philipp Roesler được ghi dấu bởi những kỷ lục khi trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế trẻ nhất (năm 2009), Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ trẻ nhất (năm 2010), Chủ tịch đảng trẻ nhất, Phó Thủ tướng trẻ nhất (năm 2011) và là người gốc nước ngoài đầu tiên tại Đức nắm giữ cương vị này. Sau khi thôi giữ chức Phó Thủ tướng Đức vào năm 2013, ông Philipp Roesler trúng cử vào vị trí Giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Về kinh doanh, ông cũng tham vấn cho Founder's Fund, quỹ đầu tư nổi tiếng khi tham gia vào các công ty SpaceX, Uber, PayPal...

Sau khi rời chính trường năm 2013, tiến sỹ Philipp Roesler tham gia Ban Điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Thụy Sỹ và chịu trách nhiệm chính về các hoạt động khu vực trong đó có WEF Đông Á và nhiều chương trình khác. Cũng trong thời gian này, ông đã thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa WEF và Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến tiến trình phát triển Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam. Từ tháng 12.2017, tiến sĩ Philipp trở thành Tổng Giám đốc Quỹ Từ thiện HCCF tại New York.

Bên cạnh các vị trí thành viên ban điều hành đã và đang đảm nhiệm tại các tập đoàn truyền thống như Siemens Healthineers và Fortum, tiến sỹ Philipp còn tham gia ban cố vấn của một số công ty khởi nghiệp số như ENMACC (giao dịch năng lượng kỹ thuật số) và Numbrs (nền tảng ngân hàng số).

Chân dung nguyên Phó Thủ tướng Đức vừa giữ chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn VinaCapital Ventures - Ảnh 3.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp nguyên Phó Thủ tướng CHLB Đức Philipp Rösler nhân dịp tham dự Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp Việt Nam 2018. (Nguồn: Báo Chính phủ)

Ông Philipp Roesler cùng gia đình về Việt Nam lần đầu tiên năm 2006. Sau đó, ông cũng đã có nhiều dịp trở lại Việt Nam vào các năm 2012, 2014, 2017 và mới nhất là trong năm nay – 2019. Trong chuyến thăm lần thứ 3 hồi năm 2014, khi chia sẻ với báo chí, ông  nói rằng có thể tổ chức một chuyến đi xuyên Việt cho các con gái, để chúng có thể hiểu được về cội nguồn, gốc gác dòng máu Việt của mình.

Thu Hà

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.