|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

CEO Nvidia: Muốn thành công, hãy sẵn sàng chịu khổ

16:25 | 16/03/2024
Chia sẻ
Theo ông Jensen Huang, nếu không trải qua gian khổ, các bạn trẻ sẽ không đạt được thành công.

CEO Nvidia, ông Jensen Huang có một thông điệp đơn giản dành cho những bạn trẻ muốn đạt được "sự vĩ đại": Không có khó khăn, không có thành công.

Ông chia sẻ thông điệp này với sinh viên tại trường cũ của ông, Đại học Stanford, trong buổi nói chuyện tại Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Stanford.

 Jensen Huang. (Ảnh: AFP).

Khi được hỏi về cách để sinh viên có thể thành công nhất, ông Huang trả lời: "Sự vĩ đại không phải là trí thông minh. Sự vĩ đại đến từ nhân cách. Và nhân cách không được hình thành từ những người thông minh, mà từ những người đã từng trải qua gian khổ”.

Ông Huang là một người rất thành công. Năm 1993, ông đồng sáng lập công ty sản xuất chip máy tính Nvidia và giữ chức CEO trong hơn ba thập kỷ. Thành công của công ty đã biến ông Huang thành tỷ phú. 

Ngày nay, với việc chip của Nvidia được ưa chuộng để phát triển phần mềm AI, Nvidia đã trở thành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới với giá trị thị trường hơn 2.000 tỷ USD.

Bản thân ông Huang cũng là một trong những người giàu nhất thế giới, với giá trị tài sản ròng ước tính khoảng 77,6 tỷ USD, theo Bloomberg.

Theo ông Huang, có một đặc điểm riêng biệt có thể mang lại thành công cho bất kỳ ai, đó là sự kiên cường.

Trong sự kiện tuần trước, ông đã chia sẻ với sinh viên Stanford về cách ông tự rèn luyện lòng kiên trì cần thiết để xây dựng và điều hành một trong những công ty có giá trị nhất thế giới.

Ông Huang nói: "Một trong những lợi thế lớn của tôi là tôi là đặt ra kỳ vọng rất thấp”. Ông nhấn mạnh rằng hầu hết sinh viên tốt nghiệp Stanford "đều có kỳ vọng rất cao" do được hưởng nền giáo dục ưu tú.

Ông tiếp tục: "Thông thường, những người có kỳ vọng rất cao lại có khả năng đứng dậy rất yếu” bởi họ không quen hoặc không sẵn sàng cho thất bại.

"Thật không may, khả năng đứng dậy lại quan trọng đối với thành công”, ông nói. "Tôi không biết làm thế nào để dạy nó cho các bạn ngoại trừ việc tôi hy vọng các bạn sẽ trải qua những khó khăn”.

Các nhà tâm lý học có xu hướng đồng ý rằng việc xây dựng khả năng bắt đầu lại là một yếu tố then chốt để xác định thành công trong tương lai. Nghiên cứu chỉ ra những người kiên cường nhiều khả năng có sức mạnh và sự tự tin để đối phó với những thách thức và vượt qua thất bại.

Chắc chắn ông Huang đã phải vật lộn trong những ngày đầu tiên thành lập công ty. Vào năm 1996, Nvidia suýt phá sản khi họ phải chật vật cạnh tranh với các nhà sản xuất chip khác. Điều đó buộc Huang phải sa thải hơn một nửa nhân viên.

Bài học kinh nghiệm này đã dạy cho ông cách "trở nên thành thạo hơn trong việc đọc vị thị trường và nhu cầu người tiêu dùng”, ông nói với tờ Fortune vào năm 2001. Điều đó giúp công ty ông mạnh dạn loại bỏ công nghệ cũ và đặt cược vào mô hình chip mới, cuối cùng trở thành một thành công lớn.

Huang chia sẻ rằng ông vẫn sử dụng cụm từ "nỗi đau và khổ sở" trong công ty với niềm vui sướng lớn. Ông muốn nhân viên của mình hiểu rằng những trải nghiệm khó khăn là cơ hội để họ học hỏi và phát triển.

“Vượt qua thử thách giúp con người rèn luyện bản lĩnh, sự kiên cường và khả năng thích nghi - những yếu tố cần thiết để đạt được thành công”, ông nói.

Theo ông Huang, việc đặt kỳ vọng thấp có thể giúp bạn chuẩn bị cho những thách thức không thể tránh khỏi phía trước, bởi vì bạn sẽ dễ dàng bị bất ngờ bởi những trở ngại khi chỉ mong đợi mọi chuyện suôn sẻ. 

Đó là lý do tại sao Huang nói rằng ông vẫn lo lắng Nvidia có thể thất bại hoàn toàn, bất chấp thành công rực rỡ của công ty.

Ông tin rằng bất kỳ nhà lãnh đạo giỏi nào cũng phải liên tục suy nghĩ về việc một công ty có thể sụp đổ như thế nào: "Nếu bạn không nội tâm hóa nhận thức đó, bạn sẽ phá sản", ông nói vào tháng 10 năm ngoái.

Tương tự, việc lưu tâm đến khả năng thất bại của bạn có thể giúp bạn phát triển "sự chịu đựng thất bại”, cuối cùng cho phép bạn vượt qua nỗi sợ thất bại có thể cản trở thành công, Huang nói trong một bài phát biểu trước đó với sinh viên Stanford, vào năm 2011.

"Nếu bạn không có khả năng chịu đựng thất bại, bạn sẽ không bao giờ thử nghiệm, và nếu bạn không bao giờ thử nghiệm, bạn sẽ không bao giờ đổi mới”, ông nói khi đó. "Nếu bạn không đổi mới, bạn sẽ không thành công”.

Luôn ghi nhớ điều đó - Huang nói với một nhóm sinh viên đại học vào tuần trước rằng ông hy vọng họ sẽ trải qua những khó khăn xây dựng tính cách của riêng mình. 

”Đối với tất cả các bạn sinh viên Stanford, tôi mong muốn các bạn sẽ đón nhận nhiều gian khổ hơn để rèn luyện bản lĩnh kiên cường và khả năng thích nghi”, CEO Nvidia nói.

Đức Huy (theo CNBC)

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.