|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

CDC Hà Nội mua máy xét nghiệm COVID-19 chênh gấp 3 lần giá nhập vào

15:56 | 23/04/2020
Chia sẻ
Hệ thống máy xét nghiệm Realtime PCR khi nhập khẩu về Việt Nam có giá 2,3 tỉ đồng, nhưng Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội mua vào với giá trên... 7 tỉ đồng, chênh gấp 3 lần.
CDC Hà Nội mua máy xét nghiệm COVID-19 chênh gấp 3 lần giá nhập vào - Ảnh 1.

Các bị can Nguyễn Trần Duy, Nguyễn Nhật Cảm, Đào Thế Vinh (từ phải qua). ẢNH BỘ CÔNG AN CUNG CẤP.

Liên quan đến vụ án hình sự trục lợi trong chống dịch xảy ra tại CDC Hà Nội và một số đơn vị liên quan, một lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) cho Thanh Niên biết, đã xác định những người liên quan có hành vi móc moặc, thổi giá thiết bị vật tư y tế.

Cụ thể, từ đầu năm 2020, CDC Hà Nội đã thực hiện mua sắm một số hệ thống Realtime PCR tự động nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19. Do thời gian gấp nên việc mua sắm này được CDC Hà Nội thực hiện theo phương thức chỉ định thầu.

Qua xác minh bước đầu, C03 phát hiện hệ thống Realtime PCR tự động khi nhập khẩu về Việt Nam chỉ có có giá khoảng 2,3 tỉ đồng nhưng CDC Hà Nội mua vào với giá cao hơn gấp 3 lần, trên 7 tỉ đồng.

Theo lãnh đạo C03, việc "thổi giá" hệ thống Realtime PCR tự động được các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối mua bán lòng vòng với nhau. Sau đó, Công ty CP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành căn cứ vào để đề xuất mức giá và CDC Hà Nội "nhắm mắt" mua vào.

Hệ thống Real-time PCR tự động là tổ hợp các máy tách chiết, phân tích kết quả xét xét nghiệm, đã được nhiều địa phương mua sắm trong thời gian qua để phục vụ cho nhu cầu xét nghiệm Covid-19.

Như Thanh Niên phản ánh, trước đó, chiều 22.4, C03 đã khởi tố vụ án, khởi tố bắt tạm giam 7 người về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 222, bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Các bị can gồm: PGS-TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội; Nguyễn Vũ Hà Thanh, Trưởng phòng Tài chính kế toán; Lê Xuân Tuấn, nhân viên Phòng Tài chính kế toán (CDC Hà Nội); Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH vật tư khoa học và thương mại VN (MST); Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc Công ty CP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech và Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thái Sơn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.