Cây to đón bão lớn, nước to thiệt hại nặng vì COVID-19
Theo Bloomberg, Ấn Độ hiện là một trong những tâm dịch của COVID-19, chỉ xếp sau Mỹ và Brazil về số ca nhiễm và thậm chí còn có tốc độ lây lan virus nhanh hơn cả hai nước trên. Số bệnh nhân COVID-19 của Ấn Độ tăng vọt 20% chỉ trong tuần trước, mặc dù năng lực xét nghiệm của Ấn Độ thấp hơn hầu hết các nước đông dân khác.
Ấn Độ ngày càng có khả năng sẽ trở thành quốc gia có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất trên thế giới, nhưng nguyên nhân không chỉ đến từ dân số. Trung Quốc cũng có hơn 1 tỉ dân nhưng hiện tại số ca nhiễm chỉ đứng thứ 27 trên thế giới, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins.
Trường hợp của Ấn Độ phản ánh sự thật rằng những nước lớn, đa sắc tộc ở trong thế bất lợi khi đối phó với COVID-19.
Những quốc gia nhỏ hơn như New Zealand hoặc Thái Lan có thể kiểm soát luồng di chuyển bằng việc đóng cửa đường biên giới quốc tế. Nhưng các đường biên giới nội bộ (giữa các bang, tỉnh) tại Ấn Độ và Mỹ lại có nhiều lỗ hổng.
Châu Âu hẳn sẽ không thể san phẳng đường cong đại dịch nếu không tạm ngừng Hiệp ước Schengen về tự do đi lại và giới hạn sự di chuyển của 450 triệu công dân.
Áp lực "mở cửa trở lại" các nước lớn phải chịu cũng nặng nề hơn. Kinh tế các nước lớn phát triển vì họ có thị trường nội địa lớn, đa dạng và độc lập. Hệ quả là, họ không thể để các chuỗi cung ứng bị phá vỡ trong thời gian dài bởi các biện pháp phong tỏa.
Khác với Mỹ, Ấn Độ đã nhanh chóng áp đặt lệnh phong tỏa cả nước dù phải chịu tổn thất kinh tế và nhân lực lớn. Nhưng virus vẫn lây lan nhanh vì người dân phải vượt qua biên giới nội địa ngay lập tức mỗi khi nền kinh tế mở cửa chút ít.
Tình hình trên càng đặt nặng vai trò của sự quản lí hiệu quả. Theo dõi sát sao các luồng di chuyển và từng ổ dịch nhỏ cần đến năng lực của nhà nước tập trung có nhiều quyền lực, ví dụ như Trung Quốc. Thực tế là không một chính phủ của đất nước lớn nào có khả năng tương tự như Bắc Kinh.
Tại Mỹ, đại dịch đã khiến cho hậu quả của hàng thập kỉ của sự phân phối sai lệch và tình trạng tê liệt trở nên rõ ràng. Nhà Trắng không có đủ nhân lực và cấu trúc chính phủ liên bang không phù hợp với thời đại của đảng phái và sự chia rẽ. Sự không hiệu quả của chính phủ Mỹ được phản ánh trong Chỉ số Quản trị Toàn cầu, theo đó Mỹ đã liên tục tụt dốc suốt hai thập kỉ qua.
Lẽ ra nền kinh tế lớn nhất thế giới không nên có một nhà nước phải vất vả đối phó với bất kì cuộc khủng hoảng nào, kể cả là đại dịch thế kỉ.
Mặt khác, nhà nước Ấn Độ lúc nào cũng thiếu năng lực. Trên thực tế, các nhà phân tích chính sách Ấn Độ thường hay đùa rằng bất cứ cuộc thảo luận nào về việc cần phải làm cũng kết thúc với lời tuyên bố "Đằng nào thì chúng ta cũng không thể làm việc đó".
Bloomberg nhận định: Nhà nước Ấn Độ, tại bất kì cấp độ nào, cũng thiếu hụt nguồn tài nguyên quản trị, tài năng, nguồn lực và thời gian.
Thông thường, khi Ấn Độ làm điều gì đó tốt thì họ lại bỏ qua điều gì đó. Trong giai đoạn đầu của đại dịch, bang Kerala được khen ngợi vì đã hạn chế lây lan virus nhờ theo dõi sát sao những người từng tiếp xúc với bệnh nhân.
Nhưng thực tế là bang Kerala đã dành quá nhiều nguồn lực cho việc truy tìm người tiếp xúc đến mức không thể nâng cao năng lực xét nghiệm. Giờ các lãnh đạo bang đã phải thừa nhận số ca nhiễm đang gia tăng thông qua việc lây truyền trong các cộng đồng.
Bài học cần rút ra
Theo Bloomberg, một trong những hậu quả lâu dài của khủng hoảng COVID-19 chắc chắn sẽ là những suy nghĩ mới về chính quyền liên bang, sự đánh giá lại về những gì là "thừa thãi" trong các bộ phận của chính phủ và đâu là năng lực vượt mức cần thiết.
Có những bài học cần phải nhanh chóng được rút ra trong ngắn hạn. Thử nhìn vào một câu chuyện thành công tại Ấn Độ - ổ dịch tại khu ổ chuột khổng lồ Dharavi ở Mumbai, bối cảnh của bộ phim nổi tiếng "Triệu phú ổ chuột".
Hồi đầu, nhiều người tin chắc rằng Dharavi chắc chắn sẽ phải chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 bùng nổ. Nhưng thay vào đó, một sự kết hợp sáng tạo giữa các phòng khám với nhân viên từ khu vực tư nhân, chuyển đổi mục đích sử dụng các cơ sở hạ tầng công và nhân lực của các tổ chức phi chính phủ đã giúp khu ổ chuột này kiểm soát tình hình.
Khi không có đủ năng lực, nhà nước cần phải thiết lập liên minh với khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ.
Các nước lớn có nhà nước đối phó kém trong khủng hoảng COVID-19 cần phải nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận. Tại Brazil, giới lãnh đạo quốc gia bất hợp tác đã buộc các cộng đồng phải trông chờ vào sự trợ giúp của các tổ chức phi lợi nhuận địa phương và quốc tế.
Chính phủ cần phải tôn trọng các tổ chức phi lợi nhuận và doanh nghiệp như những đối tác nếu muốn có cơ hội vượt qua khủng hoảng hiện nay.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/