|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Câu chuyện của cậu bé nghèo trước khi trở thành doanh nhân

08:19 | 15/11/2016
Chia sẻ
Trước khi trở thành một doanh nhân và tỷ phú giàu nhất thế giới, ông Andrew Carnegie cũng phải trải qua một cuộc sống khó khăn thời còn trẻ.

Andrew Carnegie là người một doanh nhân người Mỹ được mệnh danh là "Vua Thép" bởi đã góp phần làm cho ngành công nghiệp sản xuất thép của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19. Ông cũng được coi là người giàu thứ 3 trong lịch sử thế giới.

Andrew Carnegie sinh ngày 25/11/1835 tại Dunfermline, Scotland. Gia đình ông là một gia đình thợ dệt nghèo, sinh sống trong một căn phòng đơn với một gia đình thợ dệt láng giềng của họ. Trong năm 1848, gia đình này đã di cư đến Pennsylvania, Hoa Kỳ để tìm một công việc phù hợp và thoát nạn đói.

Cha ông Andrew Carnegie là William Carnegie kiếm tiền bằng công việc dệt và bán vải rong, trong khi mẹ của ông chỉ kiếm được vài xu từ việc đóng giày. Ở tuổi 13, Andrew đã phải đi làm việc trong nhà máy bông Pittsburgh để hỗ trợ gia đình của mình thoát khỏi cảnh nghèo đói.


Khoản lương đầu tiên mà ông nhận đươc chỉ 1.2 USD mỗi tuần, trong khi ông đã phải làm 6 ngày một tuần, mỗi ngày 12 tiếng. Đến năm 15 tuổi, ông có một công việc mới là một người đưa điện báo cho công ty Ohio Telegraph.

Lúc này, ông đã được trả 2,5 USD cho mỗi tuần, gần gấp đôi so với hai năm trở lại trước. Sau một thời gian làm việc tại đây, ông đã được thăng chức làm nhà điều hành điện báo.

Ông Andrew là một người làm việc chăm chỉ mặc dù ông đã trải qua những mặt tối của đói nghèo ở độ tuổi rất trẻ. Ông ghi nhớ tất cả các địa điểm kinh doanh ở Pittsburgh - nơi đã giúp ông thực hiện nhiều kết nối quan trọng.

Ông Andrew Carnegie cũng rất thích đọc sách, ông thường xuyên đến thư viện Colonel James Anderson nơi mà có hơn 350 các chủ đề khác nhau mà ông có thể tìm thấy bao gồm cả kinh doanh và quản lý con người. Đây là nơi ông sẽ tìm hiểu về các nền kinh tế và những sắc thái khác có liên quan đến việc điều hành một doanh nghiệp thành công.

Sự phát triển của ông đã được thúc đẩy bởi niềm đam mê và năng lượng mà ông đã cho thấy trong công việc của mình. Trong vòng vài năm kể từ khi được làm nhà điều hành điện báo, ông đã được thăng làm Giám Đốc Bộ phận Pittsburgh của công ty. Sau đó, ông được làm việc trong Công ty Đường sắt Pennsylvania.

Năm 1855, ông Andrew bắt đầu quan tâm đến đầu tư, ông đã đầu tư 500 USD cho một con tàu đưa tin mang tên Adams Express. Đây là thời điểm mà ngành đường sắt đã trở thành một trong những ngành kinh doanh lớn nhất ở Mỹ. Ông hiểu được thị trường và sớm bắt đầu đầu tư vào ngành công nghiệp đường sắt cụ thể là đường ray, sắt, cầu,...

Việc đầu tư này đã giúp ông kiếm được một khoản lợi nhuận lớn và ông đã xây dựng một doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp đường sắt. Năm 1861, Andrew đã được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Đường sắt quân đội.

Các công trình của ông trong cuộc nội chiến đã nhận được nhiều sự đánh giá cao. Năm 1864, Andrew đầu tư gần 40.000 USD vào ngành dầu khí ở Venango County, Pennsylvania. Trong vòng một năm lợi nhuận đã vượt quá 1 triệu USD. Nhu cầu cho các sản phẩm sắt ngày càng tăng, và nó yêu cầu phải sản xuất thiết bị công nghiệp để đáp ứng các nhu cầu trong thời chiến.

Ông Andrew đã bỏ liên doanh đường sắt của mình và chỉ tập trung vào việc xây dựng một nhà máy sản xuất thép. Công ty này sau đó đã tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng và đến năm 1887, nó đã sản xuất khoảng 2.000 tấn kim loại một ngày.

Công ty của ông đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất về đường ray thép, than cốc và gang trên thế giới. Năm 1888, Andrew đã mua công ty đối thủ của mình là Homestead Steel Works. Năm 1892, ông hợp nhất tất cả các công ty con mà ông sở hữu thành công ty thép mang tên Carnegie.

Chẳng bao lâu ông đã bắt đầu mở rộng công ty của mình bằng cách mua lại nhiều công ty nhỏ hơn như Pittsburgh Steel Works, Lucy Furnaces, Công ty Coke Frick, Hartman Steel Works và nhiều công ty khác. Đây là khởi đầu của đế chế Carnegie. Đến năm 1892, Hoa Kỳ đã vượt quá sản lượng đầu ra của Vương quốc Anh và hơn 75% sản lượng trong số đó thuộc sở hữu của Andrew Carnegie.

Tài sản của ông Andrew sau khi điều chỉnh lạm phát là 290 tỷ USD trong năm 2007 và ông là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới.

Người đàn ông vĩ đại này đã không quên rằng ông được sinh ra trong cảnh đói nghèo và đó là lý do tại sao, ông đã quyên góp hơn 80% tài sản của mình cho mục đích từ thiện. Từ khi sinh ra trong nghèo khó, sự kiên trì và làm việc chăm chỉ của Andrew đã khiến ông trở thành một trong những doanh nhân vĩ đại nhất thế giới.

Nhung Anh