Cắt giảm chi phí hết mức để giữ lợi nhuận, Eximbank có thể 'cầm cự' được bao lâu?
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Ảnh: EximBank) |
Theo nhận định trong báo cáo mới đây của Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC), kết quả kinh doanh 9 tháng của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EximBank - Mã: EIB) bám sát kế hoạch đặt ra nhưng vẫn chưa thực sự khả quan. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất 9 tháng đạt trên 486 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế hoạch năm.
NIM sụt giảm mạnh trong quý III
Trong đó, cho vay khách hàng hồi phục và tăng 9,93% so với đầu năm sau gần 3 năm tăng trưởng kém. Tuy nhiên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) lại sụt giảm mạnh 0,71% kể từ đầu năm chỉ còn 2,16% khiến thu nhập lãi thuần giảm 17,22% so với cùng kỳ.
Cụ thể, NIM trong quý I/2017 là 2,31%; quý II là 2,28%. HSC lý giải tỷ lệ NIM giảm do lợi suất gộp giảm (chủ yếu do lợi suất trái phiếu giảm) và chi phí huy động bình quân tăng (chủ yếu do lãi suất huy động khách hàng tăng vì thị trường huy động trở nên cạnh tranh).
Lợi suất gộp bình quân giảm 0,29% so với cùng kỳ xuống còn 7,21% trong 9 tháng đầu năm. Cụ thể, lợi suất gộp cho vay khách hàng giảm 0,17% so với cùng kỳ còn 8,28%; lợi suất gộp cho vay liên ngân hàng tăng 1,33% so với cùng kỳ lên 2,57%.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu giảm từ 6,05% xuống chỉ còn 4,93%. Danh mục trái phiếu của EIB gồm 6.302 tỷ đồng trái phiếu VAMC (bằng 30% giá trị danh mục) với lãi suất coupon 0% nên lợi suất trái phiếu bình quân đã giảm. Nếu không tính trái phiếu VAMC thì lợi suất trái phiếu bình quân của EIB là 7,08%.
Mặt khác, chi phí huy động bình quân tăng 0,45% lên 5,2%. Chi phí huy động khách hàng và giấy tờ có giá lần lượt tăng 0,53% so với cùng kỳ lên 5,04% và tăng 0,3% lên 13,21%. Lãi suất huy động tăng do tỷ trọng vốn huy động khách hàng các kỳ hạn dài hơn tăng. Cuối tháng 9/2017 Eximbank có 14.000 tỷ đồng vốn huy động trung hạn, tăng gấp nhiều lần so với mức 4.000 tỷ đồng cuối năm 2016.
Không thể cắt giảm chi phí hoạt động trong tương lai
HSC cho rằng chi phí hoạt động của Eximbank đã được kiểm soát rất tốt hiệu quả trong một vài năm qua khi mà doanh thu chưa được cải thiện, 9 tháng đầu năm chi phí này ở mức 1.608 tỷ đồng (giảm 5,34% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, ngân hàng sẽ không thể cắt giảm chi phí hoạt động hơn nữa trong tương lai.
Các chi phí nổi bật gồm chi phí lương thưởng tăng 7,16% so với cùng kỳ lên 943,88 tỷ đồng do tổng số lượng nhân viên tăng 1,95% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm; Chi phí tài sản và các chi phí quản lý khác giảm lần lượt giảm 9,93% và 3,91% so với cùng kỳ còn 318 tỷ đồng và 224 tỷ đồng.
Sẽ trích lập thêm 439 tỷ đồng chi phí dự phòng trong quý IV/2017
Chi phí dự phòng của Eximbank vẫn ở mức thấp trong 9 tháng đầu năm với chỉ 486 tỷ đồng (giảm 47,31% so với cùng kỳ). Không có thông tin chi tiết trong báo cáo của EIB nhưng HSC ước tính: (1) 294,88 tỷ đồng là chi phí dự phòng nợ xấu thông thường (giảm 48,65% so với cùng kỳ) và (2) 191 tỷ đồng là chi phí dự phòng trái phiếu VAMC (giảm 45,58% so với cùng kỳ).
Hiện Eximbank nắm giữ 6.302 tỷ đồng trái phiếu VAMC tính đến cuối tháng 9/2017 và với lộ trình trích lập 10% mỗi năm, Ngân hàng sẽ cần phải trích lập 630 tỷ đồng chi phí dự phòng đối với trái phiếu VAMC trong năm 2017 nếu không tính đến khả năng có thể thu hồi bất kỳ khoản nợ đã hoán đổi nào.
Như vậy, EIB sẽ cần phải trích lập thêm 439 tỷ đồng chi phí dự phòng trái phiếu VAMC trong quý IV năm nay. Tỷ lệ nợ xấu sau xử lý là 2,46% - từ 2,95% vào thời điểm cuối năm 2016. Ngân hàng đã xử lý 496,93 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm (tăng 18,09% so với cùng kỳ). Số dư nợ xấu cũng giảm 210 tỷ đồng xuống 2.349 tỷ đồng.
Năm 2017, HSC điều chỉnh giảm dự báo LNTT của Eximbank giảm từ 731 tỷ đồng xuống 546 tỷ đồng (tăng trưởng 40,01%) do tỷ lệ NIM giảm. LNTT năm 2018 tăng trưởng 34,95% và đạt 738 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 2,3%.
Thụt lùi lợi nhuận trong quý III, nợ xấu Eximbank giảm còn 2,46%
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Eximbank đạt 375 tỷ đồng, tăng 136%. Theo đó, Ngân hàng vẫn còn lỗ ... |