|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cập nhật tình hình dịch virus corona ngày 10/5: Số ca nhiễm mới tại Mỹ và Nga tăng mạnh, Trung Quốc chỉ có thêm 1 ca nhiễm mới trong 24h

07:55 | 10/05/2020
Chia sẻ
Tính đến sáng nay, dịch COVID-19 đã khiến hơn 4 triệu người trên toàn cầu mắc và hơn 280.000 người tử vong. Trong đó, Mỹ và Nga vẫn đang ghi nhận hàng chục nghìn ca nhiễm mỗi ngày trong khi Trung Quốc chỉ có 1 ca nhiễm mới trong 24h qua.

Xem thêm: Cập nhật tình hình dịch virus corona ngày 11/5

Tính đến 7h sáng nay (10/5), toàn thế giới đã ghi nhận hơn 4 triệu người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trong đó, có 280.219 người đã tử vong và 1,43 triệu người đã hồi phục, theo trang thống kê toàn cầu Worldometer.

Đến nay, dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới sau khi bùng phát tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019.

Cập nhật tình hình dịch virus corona ngày 10/5: Đã có hơn 80.000 người Mỹ tử vong, Việt Nam còn hơn 11.000 người đang cách li - Ảnh 1.

Một người đàn ông tại Nga đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ bản thân trước virus. (Ảnh: AFP)

Việt Nam: 24 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng

Theo cập nhật từ Bộ Y tế, đến sáng nay (10/5), Việt Nam tiếp tục không nhận thêm ca mới, tổng số ca dương tính với COVID-19 vẫn là 288.

Đến nay đã có 241 người đã khỏi bệnh, còn 47 người đang điều trị tại các cơ sở y tế. Trong đó, số ca có kết quả âm tính lần 1 là 4, lần 2 lần trở lên là 13 ca.

Cập nhật tình hình dịch virus corona ngày 10/5: Đã có hơn 80.000 người Mỹ tử vong, Việt Nam còn hơn 11.000 người đang cách li - Ảnh 2.

Nguồn: Bộ Y tế

Việt Nam đã bước sang ngày thứ 24 không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng.

Tính đến sáng nay, có 11.130 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách li). Trong đó, cách li tập trung tại bệnh viện là 180 người, cách li tập trung tại cơ sở khác là 6.146 người và cách li tại nhà, nơi lưu trú là 4.804 người.

Trên thế giới: Số ca nhiễm hàng ngày tại Mỹ và Nga vẫn tăng mạnh

Ghi nhận đến sáng nay, Mỹ tiếp tục là ổ dịch COVID-19 lớn nhất thế giới với tổng cộng 1,34 triệu ca nhiễm và 80.032 ca tử vong, tăng lần lượt 25.218 và 1.417 ca so với một ngày trước đó.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ người tiền nhiệm Barack Obama trong việc xử lí khủng hoảng khi virus tấn công.

Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 8/5, có 20,5 triệu người ở Mỹ đã mất việc trong tháng 4, khiến tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng lên 14,7% so với 4,4% một tháng trước đó. Trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 2 chỉ có 3,5%, mức thấp kỉ lục trong vòng 50 năm.  

Nhiều quốc gia châu Âu hiện đang thận trọng nới lỏng các hạn chế với hi vọng ổn định lại nền kinh tế đang quay cuồng của họ khi cho phép một số cửa hàng và trường học mở cửa trở lại.

Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu khuyến nghị khối 27 quốc gia tiếp tục cấm nhập cảnh không cần thiết của du khách cho đến ngày 15/6, kéo dài thêm một tháng.

Tây Ban Nha - ổ dịch lớn nhất Châu Âu và lớn thứ 2 trên thế giới, ghi nhận đến sáng nay có tổng cộng 262.783 ca nhiễm và 26.478 ca tử vong, tăng lần lượt 2.666 và 179 ca trong vòng 24h qua.

Khoảng 1/2 dân số Tây Ban Nha đã được nới lỏng một phần lệnh phong tỏa sau khi nhiều khu vực, bao gồm Vùng xứ Basque, Cantabria, Galicia... ở phía Bắc Tây Ban Nha sẽ chuyển sang giai đoạn 2 sau khi đáp ứng các tiêu chí do cơ quan y tế Tây Ban Nha đặt ra để nới lỏng lệnh phong tỏa.

Chính phủ nước này đã loại trừ Madrid và Barcelona, hai điểm nóng COVID-19 ra khỏi việc nới lỏng giai đoạn đầu.

Italy, ổ dịch COVID-19 lớn thứ hai tại Châu Âu và lớn thứ 3 thế giới hôm qua ghi nhận thêm 1.083 ca nhiễm và 194 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 218.268 và 30.395 ca.

Người dân được phép đi lại trong vùng để thăm người thân, nhưng phải đeo khẩu trang. Trong khi đó, nhiều trường học và nhiều hoạt động kinh doanh khác vẫn đóng cửa.

Anh hiện đang là ổ dịch lớn thứ 4 trên thế giới với tổng cộng 215.260 ca nhiễm và 31.587 ca tử vong, tăng lần lượt 3.896 và 346 ca so với một ngày trước đó.

Thủ tướng Anh Boris Johnson dự kiến sẽ đưa ra một lộ trình về việc nới lỏng các hạn chế trong hôm nay. Trông khi đó, đại diện một Hiệp hội hàng không cho biết, Anh có thể sẽ đưa ra một kiểm dịch bắt buộc trong 14 ngày đối với du khách nước ngoài để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Nga đang là ổ dịch lớn thứ 5 thế giới. Trong vòng 24h qua, quốc gia này ghi nhận thêm 10.817 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 198.676 ca, trong đó có 1.872 ca tử vong (tăng 104 ca). Nga hiện là quốc gia Châu Âu có số ca nhiễm hàng ngày lớn nhất.

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin vừa tuyên bố các biện pháp hạn chế sẽ được gia hạn ở thủ đô cho đến ngày 31/5.

Pháp hiện đang là ổ dịch lớn thứ 6 trên thế giới với 176.658 ca nhiễm và 26.310 ca tử vong, tăng lần lượt 579 và 80 ca so với một ngày trước đó.

Các quan chức Pháp hôm 9/4 cho biết số người chết trong ngày ghi nhận 80 là thấp nhất kể từ đầu tháng 4. Số ca tử vong tại nhà dưỡng lão cũng giảm mạnh khi Pháp chuẩn bị nới lỏng dần phong tỏa toàn quốc áp đặt 8 tuần trước.

Tuy nhiên, các quan chức y tế Pháp cảnh báo rằng dịch vẫn còn hoạt động và đang phát triển, bằng chứng là tình trạng khẩn cấp đã được kéo dài đến ngày 10/7.

Đức hiện đang là ổ dịch lớn thứ 6 tại Châu Âu và lớn thứ 7 trên thế giới với 171.324 ca nhiễm, trong đó có 7.549 ca tử vong.

Đức đang lên kế hoạch cho sự trở lại gần như hoàn toàn vào tháng 5. Tất cả các trường học và cửa hàng đều được mở miễn là phải tuân thủ các qui tắc về vệ sinh và an toàn xã hội.

Mặc dù Đức đã kết thúc giai đoạn 1 thành công nhưng quan chức kiểm soát dịch bệnh tại Đức cảnh báo nguy cơ dịch bùng phát trở lại vào mùa Thu tới vẫn rất cao và người dân Đức phải chuẩn bị tâm lid sống chung lâu dài với dịch.

Tại Châu Á, Iran vẫn đang là ổ dịch lớn nhất khu vực với 106.220 ca nhiễm và 6.589 ca tử vong, tăng lần lượt 1.529 và 48ca so với một ngày trước đó.

Trung Quốc đại lục – nơi bùng phát dịch nhưng hiện không còn là tâm dịch của thế giới. Tính đến sáng nay, nước này ghi nhận tổng cộng 82.887 ca nhiễm COVID-19 (tăng 1 ca) và 4.633 ca tử vong.

Tại Đông Nam Á, Singapore vẫn đang là ổ dịch lớn nhất khu vực với tổng cộng 22.460 ca nhiễm (tăng 753 ca) và 20 ca tử vong. Số ca tử vong tại quốc gia này không tăng thêm trong thời gian gần đây nhưng số ca nhiễm vẫn tăng mạnh.

Indonesia hiện đang là ổ dịch lớn thứ 2 khu vực với tổng cộng 13.645 ca nhiễm và 959 ca tử vong (cao nhất khu vực), tăng lần lượt 533 và 16 ca so với một ngày trước đó.

Philippines hiện đang là ổ dịch lớn thứ 3 khu vực với 10.610 ca nhiễm và 704 ca tử vong, tăng lần lượt 147 và 8 ca so với một ngày trước đó.

Malaysia – ổ dịch lớn thứ 4 khu vực tính đến sáng nay ghi nhận tổng cộng 6.589 ca nhiễm (tăng 54 ca), trong đó có 108 ca tử vong.

Thái Lan hôm qua chỉ ghi nhận thêm 4 ca nhiễm và 1 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 3.004 ca và 56 ca.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hà Lê

Nhóm cổ phiếu nào được dự báo hưởng lợi từ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?
Dựa trên những điểm nhấn về chính sách, Agriseco cho rằng có nhiều điểm đối lập trong cách điều hành nền kinh tế của hai ứng cử viên tổng thống. Nhóm phân tích nêu sự tác động của cuộc bầu cử đến một số nhóm ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.