|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cao su Việt Nam: Thừa vẫn thừa mà thiếu thì vẫn cứ thiếu

16:51 | 28/06/2017
Chia sẻ
Mặc dù Việt Nam đứng thứ ba trong các nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu thô để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước.
cao su viet nam thua van thua ma thieu thi van cu thieu
Ảnh minh họa

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu cao su Việt Nam kỳ 1 tháng 6/2017 tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 33.324 tấn lên 49.999 tấn, nâng tổng lượng cao su kể từ đầu năm đạt 411.960 tấn. Điều này kéo theo giá trị xuất khẩu cao su tăng 38,1% từ mức gần 487 triệu USD lên mức 787,5 triệu USD.

Ở chiều ngược lại nhập khẩu cao su Việt Nam cũng tăng 13,9% từ mức 18.011 tấn lên 20.931 tấn. Tổng lượng cao su nhập khẩu kể từ đầu năm đạt 223.477 tấn, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị nhập khẩu cao su đạt 498,1 triệu USD tăng 46,1%.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, hầu hết lượng cao su nhập khẩu là dùng để tái xuất khẩu, số ít còn lại phục vụ nhu của các công ty sản xuất lốp xe.

Sản phẩm cao su nhập khẩu được các công ty ưa chuộng hầu hết là TSR 10 và TSR 20. Tuy nhiên, sản lượng loại cao su này rất ít do giá thành rẻ.

Ông Nguyễn Đình Đông, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina) cho hay 75% nguyên liệu cao su đầu vào của công ty có nguồn gốc trong nước, phần còn lại, công ty phải nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia để sản xuất lốp bố thép cao cấp.

Theo ông Đông, chất lượng của cao su sản xuất trong nước so với nhập khẩu từ một số nước Đông Nam Á không khác nhau là mấy. "Đây cũng chính là lý do tại sao chúng tôi nhập khẩu cao su TSR10 và TSR20 để sản xuất lốp bố thép cao cấp".

Mặt khác, công suất của hầu hết các nhà máy sản xuất cao su thô Việt Nam đều ở mức thấp và không đáp ứng được yêu cầu về tính đồng bộ trong chất lượng.

Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) cũng cần khoảng 18.000 tấn cao su mỗi năm chủ yếu là SVR 10 và SVR20, tuy nhiên công ty thường không thể tìm đủ nguồn cung nội địa.

Ông Thái Hồng Khang, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Cao su thuộc Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam nhận định "Khi giá cao su thế giới tăng, các nhà xuất khẩu nguyên liệu thô thường chỉ tập trung vào xuất khẩu tuy nhiên khi giá giảm xuống, họ thường quay trở lại thị trường nội địa ".

Điều này khiến các nhà sản xuất đau đầu và quay sang nhập khẩu thay vì sử dụng sản phẩm nội địa.

Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Trưởng ban Tư vấn phát triển ngành cao su thuộc Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết lượng cao su SVR 10 và SVR 20 chỉ chiếm từ 15-17% nhu cầu nội địa trong khi nhu cầu thực tế lên tới 65-70%.

Các nhà sản xuất nguyên liệu thô trong nước chỉ tập trung vào sản xuất sản phẩm cao su chất lượng cao như SVR3L, SVR-CV 50 và SVR-CV 60 mà ít khi để ý các sản phẩm giá rẻ như SVR10 và 20.

Số liệu thống kê của Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng chỉ ra rằng kể từ năm 2016 đến nay, giá SVR 10 thấp hơn SVR 3L từ 40-220 USD/tấn. Nếu đầu tư sản .xuất SVR3L đem lại lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, nhu cầu thị trường lại đang hướng tới cao su SVR10 và SVR20. Trong ngành công nghiệp sản xuất lốp xe, cao su SVR 3L chủ yếu dùng để sản xuất săm. Tuy nhiên, thị trường hiện nay lại đang có sử hướng sử dụng loại lốp không săm nên việc tiêu thu sao su SVR 3L càng trở nên khó khăn hơn.

Theo dự báo cho thấy nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu chỉ đạt 15 triệu tấn trong đó cao su SVR 3L chỉ chiếm khoảng 150.000 tấn.

Nếu các doanh nghiệp không giảm sản lượng cao su SVR 3L mà cứ đầu tư tăng cường năng suất thì họ sẽ phải đối mặt với rủi ro thừa sản lượng 300.000 tấn.

Nhận thức được xu hướng này, một số công ty đã bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang cao su SVR 10, SVR 20 thay vì SVR 3L.

Ông Trần Thanh Phụng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng cho hay công ty đang đầu tư dây truyền sản xuất cao su SVR 10 và sẽ là nhà cung cấp nguyên liệu thô cho các công ty sản xuất cao su lớn như Goodyear và Kumho.

Tuy nhiên, cao su SVR10 chỉ chiếm từ 20-25% tổng sản lượng của công ty. Việc tăng cường thêm dây truyền sản xuất cao su SVR10 và SVR20 nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cần phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo lợi nhuận trọng tương lai, ông Phụng cho hay.

Các chuyên gia cho rằng đầu tư dây truyền sản xuất cao su SVR10 and SVR20 đòi hỏi các doanh nghiệp cần đề ra các chiến lược kinh doanh mới nhằm tiệp cận thị trường.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Quỳnh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.