|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cảnh báo tác động bất lợi đến kinh tế do nhập siêu 'khủng' từ Trung Quốc

11:10 | 09/04/2017
Chia sẻ
Theo khuyến nghị từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Chính phủ cần lưu ý biến động của đồng nhân dân tệ (CNY). Việc mất giá mạnh của đồng CNY sẽ tác động lớn đến kinh tế Việt Nam do thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.
canh bao tac dong bat loi den kinh te do nhap sieu khung tu trung quoc
Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 14% GDP, cao hơn nhiều mức 2% GDP thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.

Tại báo cáo vừa được Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) gửi Chính phủ, cơ quan này đánh giá, tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại (NHTM) có xu hướng giảm trong tháng 1/2017.

Tuy nhiên, sau đó, tỷ giá có nhiều biến động khi liên tiếp tăng cao từ nửa đầu tháng 2 cho tới nay và luôn tiệm cận sát với mức trần NHNN công bố (tính đến 20/03/2017, tỷ giá NHTM quanh mức 22.820 đồng/USD, tăng khoảng 0,13% so với đầu năm).

Tỷ giá thị trường tự do trong nửa đầu tháng 2 cũng có mức tăng đột biến, có những thời điểm đã lên trên mức 23.000 VND/USD nhưng ngay sau đó đã hạ nhiệt và hiện bám khá sát với tỷ giá của các NHTM. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm tính đến 20/3/2017 đã điều chỉnh 0,47%.

Theo nhận định của Ủy ban, trong năm 2017, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất chưa gây áp lực đối với tỷ giá do hiện nay chênh lệch giữa lãi suất huy động VND và USD vẫn nghiêng về việc nắm giữ VND. Tuy nhiên, cung ngoại tệ có thể kém thuận lợi hơn năm 2016.

Nguyên nhân được chỉ ra một phần đến từ việc cán cân thương mại có thể đảo chiều từ mức thặng dư trong năm 2016 sang thâm hụt dự báo ở mức cao (theo kế hoạch khoảng 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Trong quý 1/2017, nguyên nhân chính biến động của tỷ giá chủ yếu do nhập khẩu tăng mạnh. Tính chung 3 tháng năm 2017, nhập siêu ước khoảng 1,9 tỷ USD, bằng khoảng 4,4 kim ngạch xuất khẩu.

Một nguyên nhân khác được cho là tác động bất lợi lên cung ngoại tệ đó là cán cân vốn có thể chịu tác động khi vốn ODA bị hạn chế kể từ tháng 7/2017.

Về dài hạn, UBGSTCQG khuyến nghị Chính phủ cần lưu ý biến động của đồng nhân dân tệ (CNY). Việc mất giá mạnh của đồng CNY sẽ tác động lớn đến kinh tế Việt Nam do thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đang có xu hướng tăng, từ mức 23,7 tỷ USD trong năm 2013 lên mức 28 tỷ USD trong năm 2016.

Nếu so với GDP, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 14%, cao hơn nhiều mức 2% thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.

Trong quý I/2016, con số từ Tổng cục Thống kê cho thấy, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 11,9 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, mặc dù tốc độ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh 43,3% so với cùng kỳ, nhưng con số tuyệt đối chỉ đạt 6 tỷ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm là 5,9 tỷ USD.

canh bao tac dong bat loi den kinh te do nhap sieu khung tu trung quoc Xuất khẩu điện thoại sụt giảm hơn 10% trong quí 1

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện đã bị sụt giảm trong quí 1 vừa qua, dẫn đến tăng trưởng xuất ...

canh bao tac dong bat loi den kinh te do nhap sieu khung tu trung quoc [Interactive] Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt gần 90 tỷ USD 3 tháng đầu năm

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt 89,36 tỷ USD 3 tháng đầu năm, trong đó, cả nước ...

canh bao tac dong bat loi den kinh te do nhap sieu khung tu trung quoc Nhập khẩu ồ ạt, hàng nội lao đao

Hàng hóa loại nào cũng nhập, trong khi sản xuất trong nước ngày càng khó khăn, không cạnh tranh nổi với hàng nước ngoài.

Bích Diệp

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.