|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thất thoát hàng trăm triệu đồng vì gạo xuất khẩu không được thông quan

10:10 | 16/04/2020
Chia sẻ
Ước tính riêng chi phí lưu bãi, lưu container, tiền phạt, tiền đóng công... thất thoát mỗi ngày từ 260 - 350 triệu đồng đối với doanh nghiệp đang có số lượng gạo nằm tại cảng.

Sở Công thương TP Cần Thơ vừa có báo cáo số 914/BC-SCT gửi Bộ Công thương, Bộ Tài chính về tình hình xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong bối cảnh dịch COVID-19, đề xuất các bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giải quyết hàng hóa, xuất khẩu gạo đang nằm chờ tại các cảng, theo báo Cần Thơ đưa tin.

Theo Sở Công thương, đến ngày 14/4, lượng hàng hóa lưu tại kho của 41 doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn thành phố dự trữ phục vụ kinh doanh ước đạt gần 86.000 tấn lúa và gần 360.000 tấn gạo, hợp đồng kí kết phải giao ước khoảng 216.776 tấn.

Trong đó số lượng đã được chuyển đến cảng gần 26.000 tấn (chưa mở tờ khai hải quan), thị trường chủ yếu là Indonesia, Philippines, Malaysia, Papua New Guinea, Hong Kong, Quatar, Nga, UAE, Ghana, Mỹ...

Theo Sở Công thương, đối với các lô hàng chưa thực hiện thông quan xuất khẩu ảnh hưởng lớn đến các hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp đã kí kết, uy tín của doanh nghiệp và tác động rất lớn đến các doanh nghiệp trong việc cân đối tài chính. 

Các chi phí phát sinh trong quá trình hàng đang chờ tại cảng gồm: phí lưu container, lưu bãi khoảng 300.000 đồng/container (25 tấn/ngày), tiền phạt chậm giao hàng, đồng vốn bị đọng, không thể trả cho nông dân trong khi các doanh nghiệp đã đặt cọc tiền mua lúa vụ tới, tiền lãi suất ngân hàng, đáo hạn ngân hàng... 

Đây là gánh nặng cho doanh nghiệp. Ước tính riêng chi phí lưu bãi, lưu cont, tiền phạt, tiền đóng công... thất thoát từ 260 - 350 triệu đồng trong một ngày (đối với mỗi doanh nghiệp, tùy vào số lượng hàng nằm tại cảng).

Theo đó, Sở Công thương đề xuất Bộ Công thương, Bộ Tài chính tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết hàng hóa đang nằm trên các cảng của doanh nghiệp xuất khẩu gạo. 

Trong đó, đặc biệt ưu tiên thực hiện mở tờ khai và thông quan đối với lượng gạo xuất khẩu đang kẹt ngoài cảng cho 10 doanh nghiệp với số lượng gần 26.000 tấn (từ ngày 23/3 đến ngày 30/3).

Đồng thời thực hiện mở tờ khai và thông quan đối với lượng gạo xuất khẩu phải giao tháng 4 năm 2020 cho 14 doanh nghiệp với số lượng 50.000 tấn (từ ngày 1/4 đến 10/4) và từ ngày 10/4 trở về sau việc thực hiện thông quan phải theo qui định của Chính phủ...

Trước đó, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 1106/QĐ-BCT công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4 năm là 400.000 tấn. Quyết định có hiệu lực từ 0 giờ ngày 11/4. Tuy nhiên, khi Tổng cục Hải quan mở Hệ thống khai báo trở lại cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo thì đến sáng ngày 12/4, doanh nghiệp phản ánh Tổng cục Hải quan thông báo số lượng gạo khai báo đã lấp đầy 400.000 tấn.

Do đó các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn chưa thực hiện mở tờ khai Hải quan để thực hiện thông quan xuất khẩu hàng hóa hiện nằm chờ xuất khẩu tại các cảng.

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.