|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cần có hội đồng y khoa độc lập với BHYT, BHXH

11:29 | 02/11/2017
Chia sẻ
Việc lập hội đồng y khoa độc lập hoàn toàn với bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội nhằm xem xét những tranh cãi về cách thức tiến hành chỉ định phương pháp điều trị là đúng hay sai.
can co hoi dong y khoa doc lap voi bhyt bhxh Từ ngày 1/1/2018, trốn đóng BHXH cho người lao động có thể bị phạt tù

Đây là đề xuất của ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) trong phiên thảo luận của Quốc hội về KT-XH và ngân sách nhà nước sáng nay (2/11).

can co hoi dong y khoa doc lap voi bhyt bhxh
ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang).

Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, về vấn đề khám chữa bệnh, bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, không thể phủ nhận sự cố gắng của ngành y tế và bảo hiểm xã hội trong việc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thời gian qua, khi có rất nhiều thay đổi chính sách vận hành y tế mới chính thức được áp dụng.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, cần có những hội đồng y khoa độc lập hoàn toàn với bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội để xem xét những tranh cãi về cách thức tiến hành chỉ định phương pháp điều trị là đúng hay sai.

Đại biểu nêu nhiều cuộc họp, hội thảo, khảo sát, giám sát đã được tiến hành để tìm ra được hướng đi ổn định, lâu dài với mục đích cao nhất là chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn, đồng thời bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế trong hoàn cảnh ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, rất nhiều bất cập, tồn tại do cách hiểu sự việc theo các hướng khác nhau. Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, hiểu một cách đơn giản, ngành y tế đầu vào gồm thuốc, vật tư, thiết bị để phục vụ cho việc khám chữa bệnh. Đầu ra chính là kết quả khám chữa bệnh, thước đo rõ ràng nhất chính là sự hài lòng của người bệnh. Và ở giữa chính là cán bộ, nhân viên y tế.

Muốn hệ thống này vận hành trơn tru, không gây lãng phí, trục lợi bảo hiểm y tế, chúng ta chỉ tác động đến đầu vào và khâu giữa, còn đầu ra là sự hài lòng của người bệnh tưởng khó nhưng không hẳn vậy. Đầu vào dễ là vì chúng ta chỉ việc áp dụng đấu thầu tập trung, áp giá thuốc và vật tư y tế bằng hoặc thấp hơn các nước GDP tương tự Việt Nam trong khu vực.

Theo đại biểu, cái khó là việc này sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận đang có quyền quyết định hình thành mức giá rất “made in Việt Nam” này. Chỉ cần cải tổ đầu vào, bảo hiểm xã hội sẽ tiết kiệm được một số tiền lớn bởi hiện nay đa số tiền của quỹ bảo hiểm chi trả cho thuốc và vật tư y tế. Đồng thời, cần xem xét lại quy trình khám chữa bệnh, cấp phát thuốc bệnh nhân có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, tránh bất cập, làm mất công sức người bệnh, lãng phí quỹ bảo hiểm y tế.

Ví dụ những bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường chúng ta không nên quy định khám mỗi tháng một lần. Vì như vậy thì rất nhiều xét nghiệm thường quy cần kiểm tra 6 tháng, thậm chí 1 năm, nếu thực hiện 1 tháng 1 lần sẽ gây tốn kém cho bệnh nhân và quỹ bảo hiểm y tế, quá tải bệnh viện. Hay như bệnh nhân đang dùng thuốc mà mỗi tháng phải thay thuốc với lý do rất lãng xẹt “thuốc bảo hiểm y tế đợt này chỉ thầu có vậy” rất dễ gây bức xúc cho dư luận.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, khâu giữa là khó nhất vì liên quan trực tiếp đến người tạo ra sản phẩm đầu ra. Để cải thiện khâu này, cần tiến hành đồng thời 2 hướng, thứ nhất là nâng cao chất lượng nhân viên y tế, tạo điều kiện cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn, bảo đảm thu nhập cho nhân viên y tế. Nếu cứ vừa làm vừa lo thiếu phương tiện, thuốc men, lo chậm trả lương, lo người nhà bệnh nhân có thể hành hung… như hiện nay thì không “từ mẫu” nào có thể yên tâm làm việc được.

Song song với đó, cần nâng cao kiến thức, tái đào tạo nhân viên toàn bộ hệ thống. Chỉ như vậy mới hạn chế được những chỉ định, những phương pháp điều trị lãng phí, lạc hậu, gây nguy hiểm cho người bệnh. Cần có chế độ kiểm tra, giám sát minh bạch nhân viên y tế.