Cần 20-22 nghìn tỷ phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến 2030
Kiến nghị TP HCM bổ sung bốn cảng cạn vào quy hoạch |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký ban hành Quyết định số 2072 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, việc phát triển cảng cạn tại các khu vực như: Hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội hoặc kinh tế Đông Bắc TP.HCM, Đồng bằng Sông Cửu Long... được ưu tiên các vị trí kết nối thuận lợi với vận tải thủy nội địa, đường sắt hoặc xem xét khả năng kết nối với đường sắt.
Mục tiêu tổng thể của quy hoạch được điều chỉnh đến năm 2020 phát triển hệ thống cảng cạn, có khả năng thông quan tối thiểu 15 - 20% nhu cầu vận tải hàng hóa container thông qua hệ thống cảng biển, năng lực thông quan 4,035 - 6,845 triệu TEU/năm; năm 2030 là 12 - 17,6 triệu TEU/năm.
Dự kiến đến năm 2020, có 19 cảng cạn được hình thành theo quy hoạch trên, với tổng diện tích khoảng 580 - 755ha. Ảnh nguồn: Internet. |
Dự kiến đến năm 2020, có 19 cảng cạn được hình thành theo quy hoạch trên, với tổng diện tích khoảng 580 - 755ha, giai đoạn đến năm 2030 quy mô 1.045-1.295 ha. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cảng cạn giai đoạn 2020 khoảng 9-15 nghìn tỷ đồng, giai đoạn đến 2030 khoảng 20-22 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giải pháp là huy động tối đa nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư phát triển.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020, tập trung đầu tư một số cảng cạn trên các hành lang vận tải kết nối với các cửa khẩu cảng biển lớn ở khu vực phía Bắc (cảng Hải Phòng) và khu vực phía Nam (cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Cái Mép - Thị Vải), các cảng cạn gắn với các hành lang vận tải qua biên giới.
Ưu tiên đầu tư cảng cạn có vị trí kết nối được với hai phương thức vận tải, các vị trí gắn liền hoặc nằm gần các cụm khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, các trung tâm logistics cấp I đã được quy hoạch, các cửa khẩu quốc tế lớn về đường bộ. Đến năm 2030, phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua tối thiểu khoảng 25% - 30% nhu cầu hàng hoá vận tải container thông qua hệ thống cảng biển, năng lực thông qua khoảng 12.000.000 - 17.600.000 TEU/năm, trong đó miền Bắc đạt khoảng 2.750.000 - 4.820.000 TEU/năm, miền Trung đạt khoảng 350.000 - 630.000 TEU/năm, miền Nam đạt khoảng 8.900.000 - 12.150.000 TEU/năm.
Khu vực miền Bắc quy hoạch phát triển 6 cảng cạn tại khu vực kinh tế ven biển; hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai; hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn; khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội; khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội; hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng.
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên quy hoạch phát triển 6 cảng cạn tại các khu vực hành lang kinh tế Đường 9; khu vực kinh tế Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế, Đường 14; hành lang kinh tế Đường 19; khu vực Tây Nguyên; khu kinh tế Nghi Sơn; hành lang kinh tế Đường 8, Đường 12A.
Khu vực miền Nam quy hoạch phát triển cảng cạn tại 3 khu vực kinh tế Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh; khu vực kinh tế Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh; khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Phấn đấu đến năm 2020, phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua tối thiểu khoảng 15% - 20% nhu cầu hàng hoá vận tải container thông qua hệ thống cảng biển, năng lực thông quan 4.035.000 - 6.845.000 TEU/năm, trong đó miền Bắc đạt 720.000 - 1.810.000 TEU/năm, miền Trung đạt 65.000 - 175.000 TEU/năm, miền Nam đạt 3.250.000 - 4.860.000 TEU/năm.
Thủ tướng giao trách nhiệm cho Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai việc thực hiện quy hoạch trên; phê duyệt chi tiết hệ thống cảng cạn và tổ chức hướng dẫn đầu tư, quản lý khai thác.
Quy hoạch mới có hiệu lực từ 22/12/2017, cảng cạn là bộ phận gắn liền với cảng biển và quan điểm phát triển mới là ưu tiên hình thành và phát triển các cảng cạn có khả năng kết nối với các phương thức vận tải đường thủy, vận tải đường sắt nhằm phát triển vận tải đa phương thức góp phần tái cơ cấu vận tải theo hướng hợp lý hóa, giảm thời gian, chi phí vận tải.
Quy hoạch cũng đề ra các giải pháp và cơ chế, chính sách chủ yếu như: Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển cảng cạn; huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển hệ thống cảng cạn và hệ thống giao thông kết nối; kết hợp quy hoạch phát triển cảng cạn và trung tâm logistics; tăng cường sự tham gia của vận tải đường sắt, đường thuỷ nội địa vào lĩnh vực vận tải công - ten - nơ và phát triển cảng cạn...
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/