Campuchia đang tạo lập chính sách phát triển ngành tiêu
Chính sách trên do các Bộ Thương mại và Nông nghiệp phác thảo nên với sự trợ giúp từ Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) và Liên đoàn Hạt tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), Khmer Times đưa tin.
Phát biểu tại một hội thảo về chiến lược hạt tiêu trong ngày hôm qua, Mao Thora, Bộ trưởng Ngoại giao tại Bộ Thương mại, cho biết chiến lược này sẽ được bao gồm trong Chính sách Tiếp cận Toàn diện Lĩnh vực Thương mại giai doạn 2019 - 2023 (Trade SWAP2019 - 2023).
Mục tiêu của chiến lược này là thúc đẩy và ổn định giá, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, ông lý giải.
“Chúng ta buộc phải đa dạng hóa thị trường hạt tiêu của chúng ta; chúng ta không thể tiếp tục phụ thuộc vào Việt Nam và Thái Lan. Chính sách hạt tiêu rõ ràng sẽ thiết lập nên vai trò của từng chính quyền và các thực thể trong khu vực tư nhân”, ông Thora cho biết.
Song Saran, CEO của Amru Rice và là tân Chủ tịch của CPSF, cho biết chiến lược hạt tiêu quốc gia sẽ giúp các công ty trong ngành đảm nhận vai trò mới trong chuỗi cung ứng.
“Chúng ta buộc phải thôi phụ thuộc vào Việt Nam và Thái Lan để xử lý hạt tiêu. Chúng ta buộc phải đóng góp trong toàn bộ chuỗi cung ứng thay vì chỉ là nhà cung ứng”, ông cho biết.
Báo cáo gần đây từ Bộ Nông nghiệp Campuchia đã chỉ rõ sự phụ thuộc của Campuchia vào Việt Nam để xuất khẩu tiêu. Năm ngoái, sản lượng quốc gia đạt 21.000 tấn. Trong đó, Việt Nam tiêu thụ khoảng 16.000 tấn, dựa theo báo cáo.
2.000 tấn được tiêu thụ trong nước, trong đó chỉ có 2.700 tấn được xuất khẩu sang các nước khác ngoài Việt Nam.
“Thiếu đi khoản đầu tư vào việc xử lý hạt tiêu và một cách tiếp cận chuỗi cung ứng toàn diện, tất cả lượng tiêu dư ra đều được xuất khẩu tới Việt Nam, quốc gia sản xuất tiêu lớn nhất thế giới”, ông Saran cho biết.
“Chúng ta cần thêm sự tham gia từ Chính phủ để đảm bảo rằng tất cả vấn đề được giải quyết và đưa hạt tiêu của chúng ta đến thị trường quốc tế. Chúng ta buộc phải tiếp tục tiến về phía trước và sản xuất hạt tiêu một cách bền vững, chất lượng và có thể theo dõi được. Chúng ta cần phải tìm thị trường mới cho những nhà sản xuất của chúng ta và kết nối họ với người mua”, ông Saran nói thêm.
Ngoun Lay, Chủ tịch của Hiệp hội Xúc tiến Hạt tiêu Kampot, cho biết chiến lược hạt tiêu quốc gia này sẽ giúp mở rộng thị trường và nâng giá lên.