Cam- quýt rớt giá kỉ lục, bưởi bị vạ lây
Bưởi vàng óng Trung Quốc tràn vào, vừa ăn vừa... sợ | |
Bưởi da xanh khoác áo Thái vẫn phải vào Trung Quốc bằng...đường rừng |
Cam sành ở chợ Phạm Văn Hai (TP HCM). Ảnh: Chí Nhân |
Nguyên nhân chính là do thời tiết thuận lợi, sản lượng tăng so với năm trước. Những loại quả có múi là "nạn nhân" trong đợt mất giá này. Cụ thể bưởi. Bưởi da xanh loại 1 (trái đẹp, trọng lượng từ 1,5 - 1,8 kg/trái) giá chỉ còn từ 32.000 - 35.000 đồng/kg, loại 2 chỉ có 20.000 - 23.000 đồng… thấp hơn 50% so với 2 tháng trước. Có nhiều lí do khiến bưởi mất giá, trong đó có nguyên nhân từ sự mất giá của các loại trái có múi như cam quýt.
Bưởi da xanh cũng bị cạnh tranh mạnh với những loại trái cây có múi khác như cam, quýt hiện ở mức giá rất thấp. Giá cam sành tại ĐBSCL chỉ có 3.000 - 4.000 đồng/kg, "mức giá thấp kỷ lục từ trước đến nay", theo đánh giá của Bộ NN-PTNT.
Cũng theo bộ này, vì sản lượng lớn và đầu ra hạn chế; mặt khác vì muốn thu lợi nhanh nhiều nhà vườn trồng cam đã ép cho cây ra trái sớm chỉ sau hơn một năm trồng. Điều này khiến chất lượng bị hạn chế còn cây bị nhiều sâu bệnh. “Bưởi giảm giá là do trái không đạt chuẩn, thị trường Trung Quốc cũng có hàng nên hạn chế thu mua”, báo cáo cung cấp thêm một nguyên nhân
Trong khi rau quả nội địa gặp khó khăn thì hàng ngoại vẫn nhập về ồ ạt và được sự đón nhận rộng rãi của người tiêu dùng đặc biệt là các sản phẩm cao cấp. Trong 11 tháng qua, mặt hàng rau quả nhập khẩu đạt tới gần 1,6 tỉ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng mặt hàng trái cây đạt gần 1,1 tỉ USD.
Thị trường nhập khẩu trái cây chính của Việt Nam là Thái Lan, chiếm 41% thị phần, sau đó là Trung Quốc với 24% thị phần. Tuy nhiên cả năm nay, thị trường Thái Lan liên tục giảm, trong 11 tháng qua giảm gần 18% so với cùng kỳ năm 2017. Đáng chú ý, nhập khẩu rau quả từ các thị trường cao cấp như: Chi Lê tăng hơn 98%, Mỹ tăng 90% và Hàn Quốc tăng 83%...
Năm nay người trồng bưởi lỗ nặng. Ảnh: Chí Nhân |
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu rau quả đạt 3,5 tỉ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu rau quả tăng trưởng chậm lại trong các tháng cuối năm nay được cho là do tác động giảm nhập từ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, kết quả thống kê cho thấy trong 10 tháng đầu của năm 2018 nước này đã nhập đến 2,4 tỉ USD sản phẩm rau quả từ Việt Nam. Việc xuất khẩu sản phẩm rau quả phụ thuộc lớn vào một thị trường Trung Quốc làm cho ngành này gặp nhiều bấp bênh. Dù vậy, để đa dạng hóa thị trường cũng như tăng sản lượng xuất khẩu vào các thị trường khác đòi hỏi cần có sự đầu tư vào sản xuất, chế biến, bảo quản đạt các tiêu chuẩn thế giới. Đây là thách thức lớn của người nông dân cũng như ngành nông nghiệp.
Xem thêm |