|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cái kết đắng cho việc thổi phồng giá tiêu: 'Doanh nghiệp xuất khẩu thất nghiệp'

18:46 | 26/06/2020
Chia sẻ
Giai đoạn tháng 5 và tháng 6 doanh nghiệp gần như không có đơn hàng mới. Doanh nghiệp xuất khẩu tiêu coi thất nghiệp. Cùng lúc, giá tiêu đang giảm mạnh so với thời điểm tăng nóng hồi cuối tháng 5.

Giá tiêu đang dần trở về đúng giá trị

Sau khi tăng "nóng" vào cuối tháng 5 do những tin đồn về nhu cầu mua hàng ở các thị trường xuất khẩu lớn, giá tiêu đang có đà giảm và dần quay trở về đúng giá trị của nó.

Theo số liệu từ trang tintaynguyen.com, so với ngày 29/5, giá tiêu ngày 26/6 giảm tới 11.000 đồng/kg xuống chỉ còn 46.500 đồng/kg - 49.000 đồng/kg.

Tỉnh

 

/huyện (khu vực khảo sát)
Giá thu mua ngày 26/6

 

Đơn vị: VNĐ/kg
Giá mua ngày 29/5

Đơn vị: VNĐ/kg
Tăng/giảm 

Đơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK 

— Ea H'leo47.500

58.500

-11.000
GIA LAI 

— Chư Sê46.500

58.000

-11.500
ĐẮK NÔNG 

— Gia Nghĩa47.500

58.500

-11.000
BÀ RỊA - VŨNG TÀU 

— Giá trung bình49.000

60.000

-11.000
BÌNH PHƯỚC 

— Giá trung bình48.000

59.000

-11.000
ĐỒNG NAI 

— Giá trung bình46.000

57.000

-11.000

Giá tiêu giảm mạnh sau khi tăng nóng vào cuối tháng 5. Số liệu: tintaynguyen.com, tổng hợp: Đức Quỳnh

Đây là hệ quả tất yếu khi giá tiêu tăng quá nóng trong thời gian ngắn do tin đồn thất thiệt trong khi nhu cầu thực tế ở thị trường thế giới vẫn ảm đạm.

Trao đổi với người viết, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Công ty cổ phần Phúc Sinh,  cho biết nhu cầu ở phân khúc nhà hàng rất thấp do phải đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19.

"Rất nhiều khách hàng đã mua hàng của chúng tôi đều muốn bán ngược trở lại cho công ty. Thậm chí, một số khách hàng muốn tạm hoãn việc giao hàng để vượt qua giai đoạn khó khăn", ông Thông nói.

Giá tiêu tăng nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn ảm đạm, thậm chí doanh nghiệp không có hàng để giao những đơn hàng cũ đã kí trước đó bởi người dân chịu bán ra và chờ giá tăng hơn nữa.

Theo ước tính Của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu hạt tiêu tháng 5 đạt 30 nghìn tấn, trị giá 60 triệu USD, giảm 17,1% về lượng và giảm 17,3% về trị giá so với tháng 4, so với tháng 5/2019 giảm 20,9% về lượng và giảm 35,6% về trị giá. 

Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu đạt 147 nghìn tấn, trị giá 309 triệu USD, tăng 0,4% về lượng, nhưng giảm 17,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá hạt tiêu xuất khẩu bình quân tháng 5 đạt 2.000 USD/tấn, giảm 0,3% so với tháng 4 và giảm 18,7% so với tháng 5/2019. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt 2.104 USD/tấn, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm 2019.

"Thời điểm lên 60.000 đồng/kg thì không ai chịu bán. Thậm chí đến lúc giá xuống mức 50.000 đồng/kg cũng không chịu bán. 

Khi giá xuống 46.000 - 47.000 đồng/kg thì người dân bắt đầu tìm đường bán trở lại", ông Nguyễn Tấn Hiên Phó TGĐ Công ty Cổ phần TM DV XNK Trân Châu, Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) nói.

Nhưng dường như việc bán ra lúc này dường như đã muộn khi giá đang trong xu hướng điều chỉnh xuống và cơ hội đã tuột về tay ngành tiêu của nước khác, đặt biệt là Brazil.

Doanh nghiệp xuất khẩu tiêu gần như "thất nghiệp"

Chịu tác động kép từ việc tăng giá ảo và dịch COVID-19, doanh nghiệp xuất khẩu tiêu lâm vào tình cảnh khó khăn, thậm chí là "thất nghiệp" như đúng lời của ông Hiên, Phó chủ tịch VPA chia sẻ.

Cái kết đắng cho việc thổi phồng giá tiêu: 'Doanh nghiệp xuất khẩu thất nghiệp' - Ảnh 2.

"Giai đoạn tháng 5 và tháng 6 doanh nghiệp gần như không có đơn hàng mới. Doanh nghiệp xuất khẩu tiêu coi thất nghiệp. 

Thị trường dường như đã mất tính thanh khoản bởi nhu cầu quá thấp. Thậm chí khách hàng không thèm trả giá bởi họ không có nhu cầu", ông Nguyễn Tấn Hiên nói.

Ông Hiên cho biệt sẻ thời điểm giá tiêu Việt Nam tăng cao, các doanh nghiệp của Brazil chớp cơ hội để chào bán với khách hàng với giá thấp hơn. Đặc biệt, năm nay Brazil rất "sẵn hàng". Mọi năm chào bán với các đơn hàng giao tháng 8,9 nhưng năm nay họ chào liên tục cho các hợp đồng từ tháng 4 đến tháng tháng 9.

Do đó, người mua hiện đã đủ hàng và không có nhu cầu mua thêm. 

"Việc tăng giá tiêu vừa qua khách hàng không thể chịu nổi với mức giá đó và họ đã tìm đến Brazil", ông Hiên nói.

Doanh nghiệp của ông Hiên cũng lâm vào tình cảnh khó khăn chung của toàn ngành khi trong tháng 6, công ty ông hầu như không kí được hợp đồng xuất khẩu tiêu mới. 

Ông chia sẻ lượng xuất khẩu tiêu của Trân Châu trong tháng 6 giảm tới một nửa so với cùng kì năm ngoái và giảm 30% so với tháng 5 xuống còn khoảng 1.600 tấn, trong đó, 85 - 90% đến từ các hợp đồng cũ.

"Nhiều doanh nghiệp khác trong Hiệp hội cũng lâm vào cảnh tương tự. Một số doanh nghiệp bán túc tắc 1 - 2 container nhưng số lượng đó không đáng kể. Thậm chí giá tiêu xuống 47.000 đồng/kg rồi nhưng vẫn không ai mua", ông Hiên chia sẻ.

Mặc dù vậy, đại diện của Hiệp hội tiêu Việt Nam vẫn lạc quan rằng trong vòng hai tuần nữa, nhu cầu sẽ tăng trở lại khi giá tiêu duy trì ở mức "người mua và người bán có thể gặp nhau" là 46.000 - 47.000 đồng/kg.

H.Mĩ - Thiết kế: Bùi Đức