|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cải cách kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm điều kiện kinh doanh: Cần đi vào thực chất!

07:09 | 06/03/2018
Chia sẻ
Trước tình trạng cải cách kiểm tra chuyên ngành xuất nhập khẩu (XNK) và cắt, giảm điều kiện kinh doanh theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ có dấu hiệu chậm chạp, Chính phủ đã yêu cầu các bộ cần khẩn trương, làm thực chất và hiệu quả.  
cai cach kiem tra chuyen nganh va cat giam dieu kien kinh doanh can di vao thuc chat ‘Cắt giảm điều kiện kinh doanh giúp bỏ tình trạng một cái kẹo socola phải chịu 13 loại giấy phép’
cai cach kiem tra chuyen nganh va cat giam dieu kien kinh doanh can di vao thuc chat Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức ký Nghị định 08 cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh

Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ về cải cách kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK năm 2018 là cắt, giảm 50% số mặt hàng và 50% thủ tục kiểm tra. Tại cuộc họp mới đây kiểm tra 16 Bộ về thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ và của Thủ tướng về vấn đề này, Tổ công tác của Thủ tướng cho biết: Bộ Y tế có nhiều mặt hàng kiểm tra chuyên ngành nhất (802 mặt hàng), đến nay, đã cắt, giảm được ở lĩnh vực an toàn thực phẩm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 128 mặt hàng và 37 bộ thủ tục hành chính cần đề xuất cắt, giảm chưa thực hiện; số mặt hàng cần đề xuất cắt, giảm nhưng chưa thực hiện ở Bộ Tài nguyên và Môi trường là 55; Bộ Giao thông vận tải là 64…

cai cach kiem tra chuyen nganh va cat giam dieu kien kinh doanh can di vao thuc chat
Chuyển động cải cách kiểm tra chuyên ngành và cắt, giảm điều kiện kinh doanh được DN đánh giá cao

Ngoài kiểm tra chuyên ngành, có 3.571 điều kiện kinh doanh thuộc 243 ngành nghề quy định tại 237 văn bản pháp luật do 13 Bộ quản lý cần đề xuất cắt, giảm 50% những điều kiện không cần thiết gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp (DN). Bộ Công Thương đã tiên phong cắt, giảm 675 điều kiện (trên 50%) thuộc phạm vi chức năng quản lý; các Bộ khác cần đề xuất cắt, giảm điều kiện kinh doanh trong năm 2018 gồm: Bộ Y tế (quản lý 853 điều kiện), Bộ Giao thông vận tải (498 điều kiện), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (345 điều kiện), Bộ Tài chính (447 điều kiện), Bộ Xây dựng (280 điều kiện), Bộ Thông tin và Truyền thông (250 điều kiện), Bộ Giáo dục và Đào tạo (241 điều kiện)…

Theo đánh giá của Tổ công tác của Thủ tướng, cải cách môi trường kinh doanh trong thời gian qua đã có những kết quả tích cực, các Bộ đã cam kết tự cải cách, niềm tin của DN ngày càng tăng. Tuy nhiên, cam kết của các Bộ cần có sự nỗ lực, quyết liệt và cầu thị thực hiện. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - nhận xét: Kết quả cải cách kiểm tra chuyên ngành, cắt, giảm điều kiện kinh doanh đạt được ở cấp Bộ còn chưa đồng đều, có nơi làm tốt, có nơi mới chỉ dừng lại ở mức có phương án. Bộ nào lãnh đạo chủ chốt chỉ đạo sát sao, quyết liệt thì ở đó có kết quả tốt, chuyển biến nhanh và ngược lại, vẫn còn có biểu hiện chần chừ, thậm chí thực hiện kiểu "đối phó".

Chính phủ đặt mục tiêu năm 2018 cắt, giảm 50% thủ tục kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh. Thực hiện quyết liệt và nhanh như ở Bộ Công Thương từ lúc khởi động (năm 2017) đến khi ra được Nghị định chính thức để cắt, giảm cũng đã mất khoảng 4 - 5 tháng. Do vậy, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung lo ngại, nếu các Bộ không quyết liệt, khẩn trương, mục tiêu đặt ra sẽ rất khó hoàn thành.

Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng - nhận xét: Chuyển động cải cách kiểm tra chuyên ngành và cắt, giảm điều kiện kinh doanh được DN đánh giá cao, song việc cải cách của các Bộ cần phải đi vào chiều sâu để thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Cần khẩn trương đưa ra phương án cắt, giảm điều kiện kinh doanh cụ thể, rõ ràng cho từng vấn đề; kiểm tra chuyên ngành phải đổi mới mạnh mẽ sang áp dụng phương thức quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, công khai hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn và không được biến tiêu chuẩn, quy chuẩn thành điều kiện kinh doanh...

Ngọc Quỳnh

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.