|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các ngân hàng Phố Wall đã thoát khỏi cơn 'bĩ cực' của thị trường tiền ảo như thế nào?

06:44 | 07/07/2022
Chia sẻ
Đến thời điểm hiện tại, mức độ tham gia vào thị trường tiền số của các ngân hàng Phố Wall vẫn cực kỳ hạn chế.

 Ngay cả khi thị trường tiền số hấp dẫn nhất, các ngân hàng cũng không được phép tham gia vào thị trường này một cách chủ động. (Ảnh: Bloomberg). 

Trong cuộc “tắm máu” tiền số 2022, Phố Wall đang giành chiến thắng, theo New York Times.

Không phải các “ông lớn” tài chính không muốn tham gia vào thị trường tiền số. Nhiều ngân hàng Phố Wall bị buộc phải đứng ngoại một phần vì những rào cản liên quan đến quản lý được dựng lên sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Cùng lúc, nhiều “nhà băng” áp dụng các chiến thuật phức tạp để giảm thiểu mức độ liên quan đến tiền mã hoá khi họ nhìn nhận ra rủi ro. Vì thế, khi thị trường đi xuống, các ngân hàng Phố Wall dường như không hề hấn gì.

“Có thể bạn đã nghe câu chuyện các nhà đầu tư tổ chức nhúng chân vào thị trường song thực tế đây chỉ là một phần rất nhỏ trong danh mục của họ”, bà Reena Aggarwal, một giáo tư tài chính tại Đại học Georgetown, nói.

Dù vậy, việc thị trường tiền mã hoá sụp đổ sẽ là một sự kiện “gây sốc” với các nhà đầu tư cá nhân. “Tôi thực sự lo lắng về các nhà đầu tư cá nhân vốn có rất ít tiền để đầu tư”, bà Aggarwal nhận định.

Bị lôi cuốn bởi hứa hẹn lợi nhuận nhanh chóng, tài sản kếch xù và một ngành công nghiệp không bị quản lý, nhiều nhà đầu tư cá nhân đã mua các đồng tiền số chỉ vừa mới được tạo ra hoặc mua cổ phần các quỹ đầu tư vào các tài sản như vậy.

Các nhà đầu tư cá nhân bị “phủ đầu” bởi nhiều quảng cáo từ các startup tiền số, ví dụ như các ứng dụng hứa hẹn các khoản lời khổng lồ chỉ bằng cách mua và nắm giữ tiền mã hoá. Đôi khi, các nhà đầu tư tham gia thị trường không liên quan đến giá trị mà dựa vào các thảo luận trên nhiều diễn đàn trực tuyến, ví dụ như Reddit. Có thời điểm, vốn hoá của thị trường tiền mã hoá đã lên tới hơn 3 nghìn tỷ USD.

Đợt đi xuống của thị trường tiền mã hoá bắt đầu vào tháng 5 khi terraUSD, đồng stablecoin lẽ ra phải giữ giá theo đồng USD, mất giá. Nó kèo theo sụ sụp đổ của đồng tiền “chị em” Luna.

Bitcoin, vốn có giá hơn 47.000 vào tháng 3, mất giá xuống còn 19.000 USD vào ngày 18/6. Chỉ 5 ngày trước đó, một công ty cho vay tiền số có tên Celsius Network dừng cho phép khách hàng rút tiền.

Của cải của nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng bắt đầu biến mất.

Vào ngàu Celsius đóng băng hoạt động rít tiền, Martin Robert, một nhà đầu tư sống tại Henderson, đang chuẩn bị ăn mừng sinh nhật 31 tuổi của mình. Anh đã hứa với vợ sẽ dành thời gian không quan sát thị trường nữa. Và rối anh nhìn thấy tin tức mới.

“Tôi không kịp rút tiền ra. Chúng tôi đã bị giữ làm con tai”, Robert chia sẻ.

Robert có 2 bitcoin trong Celsius và anh lo sợ rằng sẽ không bao giờ có thể thấy được chúng. Trước khi giá giảm, Robert dự tính sẽ bán bitcoin để trả khoản nợ thẻ tín dụng 30.000 USD. Mặc dù tin rằng tài sản số là tương lai, Robert cho biết cần có quy định để bảo vệ các nhà đầu tư.

Beth Wheatcraft, một bà mẹ 3 con 35 tuổi ở Saginaw, có nhiều tài sản số bằng đồng bitcoin, ether và litecoin. Bà cũng có một số dogecoin không thể dùng được do lưu trong một ổ cứng đã bị hỏng.

Wheatcraft nói rằng bà tránh xa Celsius và một số công ty chào mời các tài khoản có lãi suất tương tự khác do nhìn thấy rủi ro.

Bitcoin Trust, một quỹ khá nổi tiếng với các nhà đầu tư nhỏ, cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn. Grayscale, công ty đầu tư tiền số đứng đằng sau quỹ này, gọi Bitcoin Trust là một cách đầu tư tiền số không rủi ro vì không yêu cầu các nhà đầu tư tự minh mua bitcoin.

Thế nhưng cấu trúc của quỹ này không cho phép các cổ phần mới được tạo ra hoặc huỷ bỏ đủ nhanh theo những thay đổi trong nhu cầu nhà đầu tư. Điều này trở thành vấn đề khi giá bitcoin giảm mạnh. Các nhà đầu tư đổ xô thoát thân đã khiến giá cổ phần của quỹ này giảm mạnh xuống dưới mức giá bitcoin.

Thực tế, khi thị trường tiền mã hoá thăng hoa, các ngân hàng Phố Wall đã tìm cách tham gia song không được cho phép. Năm ngoái, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng đề xuất cho các đồng tiền số như bitcoin hay ether tỷ trọng rủi ro cao nhất. Vì thế, nếu ngân hàng có các tài sản này trên bảng cân đối kế toán, họ phải có ít nhất một khoảng tiền mặt tương đương để cân bằng rủi ro.

Các nhà đầu hành ngân hàng Mỹ cũng cảnh báo các “nhà băng” tránh xa hoạt động liên quan đến tiền số trên bảng cân đối kế toán. Điều này có nghĩa là họ không được thực hiện các khoản vay có tài sản đảm bảo là bitcoin hoặc các đồng tiền số khác và nhiều dịch vụ khác. Vì lý do này, các dịch vụ liên quan đến tiền số từ các ngân hàng là cực kỳ hạn chế.

Goldman Sachs đưa giá bitcoin lên cổng thông tin khách hàng để khách hàng có thể xem giá thay đổi song không thể dùng dịch vụ ngân hàng để đầu tư. Cả Goldman và Morgan Stanley đều bắt đầu cho phép một số khách hàng cá nhân giàu có mua cổ phần của các quỹ liên kết với tiền số thay vì cho phép họ mua tiền số trực tiếp.

Chỉ một số lượng nhỏ khách hàng của Goldman có thể thực hiện các khoản đầu tư tiền số thông qua ngân hàng, Mary Athridge, một người phát ngôn của Goldman Sachs, nói. Khách hàng cần thực hiện các phiên đào tạo trực tiếp và phải nhận thức rõ ràng về mức độ rủi ro của loại tài sản này. Chỉ khi đó họ mới có thể để tiền vào các “quỹ bên thứ ba” mà ngân hàng đã kiểm tra trước.

Theo New York Times, các khách hàng giàu có của nân hàng có thể dễ dàng “chịu đựng” các khoản lỗ nếu có và cũng được bảo vệ nhờ các quy định ngặt nghèo, các nhà đầu tư cá nhân không có được điều này.

Nam Khánh