|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các ngân hàng đổ bao nhiêu vốn cho vay kinh doanh bất động sản?

07:32 | 02/06/2017
Chia sẻ
Theo thống kê từ báo cáo tài chính 7 ngân hàng trong năm 2016, tổng mức cho vay kinh doanh bất động sản ước đạt trên 118 nghìn tỷ đồng.
cac ngan hang do bao nhieu von cho vay kinh doanh bat dong san
Các ngân hàng đã đổ bao nhiêu vốn vào cho vay kinh doanh bất động sản? (Ảnh minh hoạ)

Tỷ lệ cho vay kinh doanh BĐS thể hiện khẩu vị rủi ro của các ngân hàng

Cho vay kinh doanh bất động sản (BĐS) là một lĩnh vực mà hầu như ngân hàng liên tục phải cân nhắc về tỷ trọng trong tổng mức tín dụng cho vay hiện nay. Bởi đây là lĩnh vực kinh doanh chứa không ít rủi ro, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường. Hầu như tất cả các ngân hàng đều có sản phẩm này trong danh mục cho vay nhưng cũng không ít ngân hàng luôn hạn chế con số dư nợ từ lĩnh vực này ở mức rất thấp.

Theo thống kê từ báo cáo tài chính 7 ngân hàng trong năm 2016, tổng mức cho vay kinh doanh bất động sản ước đạt trên 118 nghìn tỷ đồng, giảm 13,4% so với 2015. Đồng thời, khẩu vị rủi ro và lựa chọn của từng ngân hàng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản khác nhau.

cac ngan hang do bao nhieu von cho vay kinh doanh bat dong san
Ảnh: Diệp Bình tổng hợp

Trong đó, Techcombank và VPBank là hai ngân hàng dẫn đầu về tỷ trọng cho vay ở lĩnh vực này. Tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản trong năm 2016 của hai ngân hàng này lần lượt là 17% và 12,3%. Đây là hai ngân hàng được đánh giá là "ưa thích" rủi ro nhất trong hệ thống.

Tại các ngân hàng còn lại như BIDV, VietinBank, ACB, MBBank và SHB tỷ trọng cho vay lĩnh vực này ở mức dưới 8%, thấp nhất ACB với 2,2%.

cac ngan hang do bao nhieu von cho vay kinh doanh bat dong san
Ảnh: Diệp Bình tổng hợp

Cho vay BĐS được kiểm soát bởi NHNN

Hiện nay, nhằm mục tiêu kiểm soát thị trường BĐS, NHNN đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực này nhất là cho vay kinh doanh BĐS. Cụ thể, theo công văn số 7076/NHNN-TD, NHNN đề nghị các ngân hàng cần hạn chế và thận trọng khi xem xét, thẩm định dự án, quyết định cho vay các dự án mới đặc biệt là các dự án nhà ở thương mại cao cấp, khu nghỉ dưỡng, dự án có khả năng thanh khoản thấp.

Bên cạnh đó, NHNN cũng ban hành Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 36 quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong đó, có hai điểm khá quan trọng là tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được điều chỉnh từ 60% xuống 50% và tỷ lệ rủi ro kinh doanh BĐS được điều chỉnh tăng từ 150% lên 200%.

Theo đó, các ngân hàng đã đụng trần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ phải cân nhắc, lựa chọn dự án cho vay, nếu không phải tăng huy động vốn trung dài hạn để cho vay.

Tỷ lệ rủi ro kinh doanh BĐS tăng lên khiến ngân hàng càng hạn chế cho vay kinh doanh BĐS hơn bởi vì chi phí cơ hội gia tăng. Ngân hàng sẽ phải đưa ra quyết định cho vay lĩnh vực này một cách thận trọng hơn hoặc xem xét tăng trưởng cho vay ở lĩnh vực khác.

Cho vay BĐS núp bóng tín dụng tiêu dùng

Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia năm 2016, tín dụng đầu tư và kinh doanh BĐS tăng chậm, chỉ tăng 12,5% so với cuối năm 2015, thấp hơn nhiều so với mức tăng tới 28,3% của năm 2015. Tương ứng, tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 8,4% tổng tín dụng, giảm nhẹ so với tỷ trọng 8,8% trong năm trước.

Tín dụng đầu tư và kinh doanh bất động sản tập trung chủ yếu vào nhu cầu xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê (34,3%); xây dựng khu đô thị (19%); đầu tư kinh doanh bất động sản khác như nhà hàng, khách sạn để bán, cho thuê (21,8%).

Tuy nhiên, một thực trạng đang diễn ra là có sự chuyển dịch hình thái tín dụng BĐS. Mặc dù, cho vay đầu tư và kinh doanh BĐS có tốc độ tăng chậm lại trong năm 2016 nhưng tín dụng tiêu dùng lại tăng mạnh, trong đó gần 50% tập trung vào lĩnh vực BĐS.

Con số về cho vay kinh doanh BĐS trong báo cáo tài chính không thể hiện hết tất cả các khoản vay liên quan đến kinh doanh BĐS. Nó thể hiện chủ yếu các khoản vay cho chủ đầu tư dự án, nhà thầu xây dựng, tổ chức góp vốn đầu tư bất động sản. Ngoài ra, các khoản vay với mục đích như mua nhà, xây sửa nhà cho cá nhân không được xếp vào khoản mục này.

Thực tế cho thấy, nhiều khách hàng cá nhân vay mua nhà, xây nhà, sửa nhà, thậm chí đầu tư BĐS lại được cấp tín dụng với mục đích tiêu dùng. Những khoản "vay tiêu dùng" này cũng được đưa ra với hạn mức cao và thời gian dài (khoảng 10 năm).

Đây là một hình thức lách của các TCTD nhằm né các quy định của NHNN. Nếu tính toàn bộ dư nợ phát sinh với mục đích mua BĐS, xây nhà, sửa chữa nhà thì con số cho vay lĩnh vực BĐS còn lớn rất nhiều.

cac ngan hang do bao nhieu von cho vay kinh doanh bat dong san Vay đầu tư bất động sản khó hơn

Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ gặp không ít khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay từ phía ngân hàng, khi ...

cac ngan hang do bao nhieu von cho vay kinh doanh bat dong san DongA Bank dưới thời ông Trần Phương Bình: 'Bóng ma' vàng và bất động sản

Tăng trưởng huy động vốn tăng nhanh trong thời gian ngắn, nợ xấu tăng trong khi lợi nhuận hàng năm giảm sút... là bức tranh ...

cac ngan hang do bao nhieu von cho vay kinh doanh bat dong san Ngân hàng dồn vốn vào địa ốc

Nhu cầu mua nhà của người dân tăng lên khi thị trường địa ốc ấm dần trở lại. Nắm bắt cơ hội đó, các ngân ...

Diệp Bình

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.