DongA Bank dưới thời ông Trần Phương Bình: 'Bóng ma' vàng và bất động sản
Tại sao nguyên tổng giám đốc DongA Bank bị bắt? | |
Cựu Tổng Giám đốc DongA Bank vừa bị bắt là ai? | |
Bắt ông Trần Phương Bình - cựu lãnh đạo ngân hàng Đông Á |
Lợi nhuận sau thuế sau mức đỉnh gần 1.000 tỷ đồng năm 2011 liên tục sụt giảm xuống còn mức 21 tỷ đồng trong năm 2014. Đặc biệt, trong cơ cấu tổng tài sản, giá trị vàng tiền tệ cũng đổ dốc từ mức 6.010 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 13,8 tỷ đồng trong năm 2013.
Đó là bức tranh chung của DongA Bank những năm gần đây dưới thời ông Trần Phương Bình. Các chỉ số tài chính có vẻ ăn khớp với kết luận bước đầu của cơ quan điều tra về việc 2.000 tỉ đồng và hơn 62.000 lượng vàng đã "bốc hơi" khỏi ngân hàng này vì những sai phạm trong quản lý và cho vay.
Giai đoạn "vàng" trước 2012
DongA Bank từng được xem là ngân hàng đi đầu về dịch vụ thẻ và ATM tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, DongA Bank định hướng tập trung hoạt động vào mảng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển thị trường bằng những sản phẩm như dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi lương hộ với mạng lưới ATM có chức năng nhận tiền mặt trực tiếp.
Giai đoạn 2008 - 2012, hoạt động huy động vốn của DongA Bank tăng gần gấp đôi từ mức 23.010 tỷ đồng (năm 2008) lên 50.930 tỷ đồng (năm 2012). Tăng trưởng tín dụng trung bình 22%/năm.
Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân ở mức 30% và dư nợ cho vay doanh nghiệp ở mức 70%.
Đơn vị: Tỷ đồng
Nợ xấu tăng vọt, lợi nhuận rơi tự do
Giai đoạn 2011 - 2013, khối lượng nợ xấu của DongA Bank tăng gần 3 lần, từ 740 tỷ đồng lên 2.117 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng tăng từ 1,68% (năm 2011) lên gần 4% (năm 2013).
Trước tình trạng này, DongA Bank đã bắt tay vào xử lý nợ xấu, chủ yếu thu hồi nợ là chính nên hoạt động cho vay chững lại.
Lợi nhuận sau thuế của DongA Bank vì vậy mà liên tục sụt giảm mạnh, xuống mức 616 tỷ đồng (năm 2012) và 315 tỷ đồng (năm 2013). Tới năm 2014, DongA Bank chỉ lãi sau thuế vỏn vẹn 21 tỷ đồng.
Đơn vị: Tỷ đồng
Giá trị vàng tiền tệ sụt thảm
Một điểm đáng chú ý khác trong giai đoạn này là sự bốc hơi nhanh chóng của khoản mục vàng tiền tệ trong cơ cấu tài sản của DongA Bank.
Năm 2011, tổng giá trị vàng tiền tệ tại DongA Bank là 6.010 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, giá trị khoản mục này tại ngân hàng chỉ còn một phần ba với hơn 2.300 tỷ đồng. Con số này tiếp tục giảm mạnh và đến cuối năm 2013, khối lượng tài sản vàng tiền tệ chỉ còn hơn 13,8 tỷ đồng.
Đơn vị: Tỷ đồng |
Nhiều khoản đầu tư vào ngành "nóng"
Không chỉ biến động về vàng, tiền tệ, năm 2011 - 2012, DongA Bank còn ghi nhận lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh và lỗ từ kinh doanh ngoại hối. Năm 2011, ngân hàng lỗ lần lượt 27,88 tỷ đồng và 27,85 tỷ đồng; năm 2012, con số này lần lượt 58,3 tỷ đồng và 137,7 tỷ đồng.
Cũng căn cứ trên Báo cáo tài chính kiểm toán giai đoạn 2010 - 2012, DongA Bank còn lộ ra những khoản đầu tư ngoài ngành khá rắc rối. Các ngành đầu tư đến từ nhiều lĩnh vực mà phần lớn là bất động sản, cấp nước... Giá trị các khoản đầu tư đều trên 500 tỷ đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, con số đầu tư ngoài ngành giảm dần qua các năm, từ gần 620 tỷ đồng (năm 2010) xuống chỉ còn 502 tỷ (năm 2012). Tới cuối năm 2013, giá trị các khoản đầu tư này chỉ còn hơn 300 tỷ đồng, tức giảm gần một nửa.
Đặc biệt, vào giữa năm 2015, lãnh đạo ngân hàng cùng đưa ra phương án sáp nhập với Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank). Tuy nhiên, phương thức này đã không thành vì không được sự đồng ý của đa số cổ đông.