|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các ngân hàng chi hàng chục tỉ đồng hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19

08:51 | 16/03/2020
Chia sẻ
SeABank, VPBank, Techcombank, Sacombank, MSB, BacABank đã ủng hộ hàng chục tỉ đồng nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Loạt ngân hàng hỗ trợ chi phí phòng chống COVID-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (Nguồn: SeABank)

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cho biết sẽ hỗ trợ 5 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, SeABank cũng triển khai gói tín dụng 1.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,8%/năm hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động của dịch COVID-19.

Trước SeABank, nhiều ngân hàng cũng đã đóng góp kinh phí hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 như Techcombank ủng hộ 10 tỉ đồng; VPBank ủng hộ 10 tỉ đồng, MSB ủng hộ 10 tỉ đồng; Saccombank ủng hộ 10 tỉ đồng, Ngân hàng Bắc Á ủng hộ 5 tỉ đồng,…

Ngoài ra, các ngân hàng cũng mạnh tay triển khai gói tín dụng lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với qui mô lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới và ngày càng cho thấy tác động tiêu cực đối với nhiều lĩnh vực kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã là tổ chức đi đầu trong công tác hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân trong khó khăn vì dịch bệnh.

Mới đây nhất, NHNN đã chính thức ban hành Thông tư 01 hướng dẫn chi tiết về các đối tượng, điều kiện khoản vay để được các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại nợ, gian hạn nợ, miễn, giảm lãi vay trước ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. 

Ngoài ra, các TCTD đang tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi lãi suất với tổng giá trị khoảng 285.000 tỉ đồng, lãi suất giảm 0,5% đến 1,5%/năm. Trong đó có lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các ngành lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch...

Mạnh Đức

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).