|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các nền kinh tế đang phát triển châu Á đóng góp 60% tăng trưởng toàn cầu

15:01 | 10/04/2017
Chia sẻ
Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy sự tăng trưởng ở 30/45 nền kinh tế đang phát triển ở châu lục này, chủ yếu là do nhu cầu từ các nước ngoài khu vực tăng cao cộng thêm sự phục hồi giá cả hàng hóa và những cải cách trong các quốc gia, khiến cho khu vực này đóng góp tới 60% tăng trưởng GDP toàn cầu.
 
cac nen kinh te dang phat trien o chau a dong gop 60 tang truong toan cau
Ảnh minh họa (nguồn: EABER)

ADB dự đoán tăng trưởng GDP ở khu vực châu Á và Thái bình Dương sẽ chạm mốc 5,7% trong các năm 2017 và 2018, giảm nhẹ so với mức 5,8% năm 2016.

Tăng trưởng của Trung Quốc giữ ở mức ổn định do chính phủ thực hiện các biện pháp chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tiêu dùng. Theo dự báo, mức tăng sẽ là 6,5% trong năm 2017 và 6,2% trong năm 2018, chậm hơn so với mức 6,7% ở năm 2016.

Nam Á là khu vực phát triển mạnh nhất châu lục với mức tăng dự báo là 7% vào năm 2017 và 7,2% vào năm 2018. Ấn Độ được dự đoán có tăng trưởng mạnh nhất tiểu vùng với 7,4% năm nay và 7,6% trong năm tới.

Đông Nam Á được dự đoán tiếp tục tăng trưởng khi hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều cho thấy dấu hiệu tích cực. Khu vực này sẽ tăng trưởng 4,8% vào năm nay và 5% vào năm sau. Các nước sản xuất hàng hóa như Việt Nam, Malaysia và Indonesia sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi về giá lương thực và nhiên liệu toàn cầu.

Kinh tế vùng Trung Á được dự đoán sẽ tăng trưởng 3,1% vào năm 2017 và 3,5% vào năm 2018, nhờ vào giá cả hàng hóa tăng và xuất khẩu được đẩy mạnh, dù có sự phát triển không đồng nhất giữa các nước trong khu vực. Trong khi đó, các nước khu vực Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng 2,9% và 3,3% trong hai năm tới.

Lạm phát trong khu vực được dự báo sẽ tăng lên 3% trong năm 2017 và 3,2% trong năm 2018 do nhu cầu mua hàng và giá hàng hóa toàn cầu đều tăng. Tuy nhiên tỷ lệ lạm phát trong 2 năm tới này vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực trong 10 năm gần đây là 3,9%.

ADB cảnh báo về các rủi ro đối với kinh tế châu Á, trong đó có việc Mỹ tăng lãi suất khiến các dòng vốn bị đẩy ra, dù rủi ro này có thể phần nào bị giảm nhẹ do tính thanh khoản tốt trong khu vực. Tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở Mỹ diễn ra từ từ, cho phép các nước châu Á và Thái Bình Dương có thời gian để đối phó. Những nước với tỷ giá hối đoái linh hoạt có thể bị suy giảm giá trị đồng tiền và xảy ra lạm phát, trong khi đó những nơi quản lý chặt tỷ giá có thể mất lợi thế xuất khẩu.

Các nền kinh tế công nghiệp đang trên đà tăng trưởng, trong đó Mỹ, châu Âu và Nhật Bản được dự đoán sẽ tăng trưởng 1,9% trong năm 2017 và 2018. Mỹ có lợi thế khi tiêu dùng và niềm tin về kinh tế tăng lên, tuy nhiên sự thiếu chắc chắn về các chính sách kinh tế trong tương lai có thể là một trở ngại. Khu vực đồng euro cũng tăng trưởng, tuy nhiên triển vọng vẫn bị ảnh hưởng bởi những điều không chắc chắn, chẳng hạn như Brexit. Nhật Bản vẫn còn đang phụ thuộc vào xuất khẩu để phát triển.

cac nen kinh te dang phat trien o chau a dong gop 60 tang truong toan cau Châu Á và cơ hội đầu tư xuyên biên giới

Hoạt động đầu tư xuyên biên giới không chỉ thúc đẩy tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á, mà đây được coi là ...

cac nen kinh te dang phat trien o chau a dong gop 60 tang truong toan cau 'Tổng thống Mỹ Donald Trump là tin tốt cho kinh tế châu Á'

Đây là nhận định của nhà đầu tư bi quan Marc Faber, tác giả của báo cáo 'Gloom, Boom & Doom'.

cac nen kinh te dang phat trien o chau a dong gop 60 tang truong toan cau Kinh tế châu Âu khởi sắc đầu năm 2017

Tăng trưởng bắt đầu "cất cánh", mục tiêu về tỷ lệ lạm phát ngày càng gần trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống ...

cac nen kinh te dang phat trien o chau a dong gop 60 tang truong toan cau ESCAP: Triển vọng kinh tế châu Á vẫn sáng trong năm 2017

Triển vọng kinh tế châu Á trong năm 2017 vẫn khả quan, bất chấp nền kinh tế toàn cầu đang tăng chậm lại do hoạt ...

cac nen kinh te dang phat trien o chau a dong gop 60 tang truong toan cau Ba nền kinh tế nổi bật ở châu Á năm 2017

Khi nhắc đến triển vọng tăng trưởng ở châu Á, miền nam là khu vực đáng chú ý. Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan được ...

Quang Lương