|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các luật sư truy hỏi ông Hà Văn Thắm về khoản 500 tỷ OceanBank cho Trung Dung vay

11:39 | 20/04/2018
Chia sẻ
Trong phần xét hỏi sáng nay 20/4, các luật sư Trương Thị Minh Thơ, Nguyễn Thị Thanh Thảo và Phan Trung Hoài đã đặt nhiều câu hỏi cho bị cáo Hà Văn Thắm xoay quanh những chi tiết bất thường liên quan đến khoản 500 tỷ mà OceanBank cho công ty Trung Dung vay.
ha van tham khang dinh chua tung gap hua thi phan [LIVE] Xét xử phúc thẩm Hà Văn Thắm sáng 20/4: Mâu thuẫn trong lời khai của Nguyễn Văn Hoàn?

Phiên tòa sáng 20/4 tiếp tục với phần hỏi đáp của các luật sư với bị cáo. Luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo (bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn) hỏi bị cáo Thắm:

Có bao giờ anh với bà Phấn ngồi với nhau bàn bạc việc cho công ty Trung Dung vay 500 tỷ không?

Bị cáo Thắm: bị cáo chưa bao giờ gặp bà Phấn.

ha van tham khang dinh chua tung gap hua thi phan
Bị cáo Hà Văn Thắm (ảnh: Tuổi trẻ)

Luật sư: Anh giải quyết hồ sơ, quy trình vay như những khoản vay khác đúng không?

Bị cáo Thắm: Đúng. Tôi không đưa ai số điện thoại để liên hệ với Trung Dung, quy trình là đi từ dưới lên trên. Tôi chưa nhận được hồ sơ để chuyển xuống dưới mà hồ sơ được chuyển từ dưới lên trên.

Tôi được biết trước đó vài năm Trung Dung có khoản vay hơn 100 tỷ đồng tại ngân hàng và họ trả rất đúng hạn.

Luật sư: Việc xếp hạng khách hàng loại A là vì vay tới đâu trả tới đó chính vì thế mà anh và OceanBank chủ quan cho rằng Trung Dung vay sử dụng đúng mục đích?

Bị cáo Thắm: Đối với hoạt động ngân hàng, việc vay rồi trả nợ đúng hạn là một tiêu chí để xem xét, đánh giá chứ không riêng tài sản đảm bảo.

Sau khi ký hợp đồng tín dụng, thế chấp, cầm cố, để đảm bảo, ngân hàng ký giao dịch đảm bảo?

Bị cáo Thắm: Đúng ạ. Các ngân hàng để cho phép mua nhà tại các khu đô thị dự án, chung cư xây dựng. Về giá trị tài sản đảm bảo, thì cán bộ thẩm định theo quy định của OceanBank.

Luật sư chuyển sang hỏi bị cáo Hoàn: Tại sao anh nói quy chụp rằng ông Danh, bà Phấn lừa đảo cán bộ thẩm định ngân hàng, lừa OceanBank. Anh nghe theo diễn biến tại tòa. Đây chỉ là suy luận chủ quan của anh?

Bị cáo Hoàn: Tôi được theo dõi phiên tòa sơ thẩm tôi đưa ra ý kiến chủ quan của mình.

Luật sư: Anh có thay đổi quan điểm bà Phấn lừa đảo anh không?

Bị cáo Hoàn: Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình trong kháng cáo.

Luật sư hỏi bị cáo Thắm: Anh có nói trong bản nhận tội và tự bào chữa, các luật sư của bà Phấn, ông Danh, ông Bình nói không đồng phạm với nhau là tương đối hợp lý?

Bị cáo Thắm: Vì không có việc bị cáo, anh Hoàn, anh Giang và anh Bình gặp bà Phấn. Cáo trạng quy kết có sự gặp nhau là từ lời khai của bà Phấn là không chính xác. Thời gian diễn ra khoản vay rất ngắn, bị cáo không vào Sài Gòn, bà Phấn không ra Hà Nội, nên bị cáo nghĩ như thế.

Bà Phấn từng gọi cho bị cáo qua điện thoại duy nhất 1 lần khi đó bị cáo đang đứng ở khu công nghiệp An Khánh. Bị cáo nhớ số điện thoại của bà Phấn có rất nhiều số 6 ở cuối, chỉ cần kiểm tra ở công ty viễn thông là biết.

Bà Phấn nói thư ký chuyển hồ sơ qua phòng cháu rồi, cháu ký cho cô cho nhanh, cô cho Danh mượn tài sản.

Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho Phạm Công Danh) hỏi bị cáo Thắm: Có đúng là anh khẳng định suốt quá trình điều tra và sơ thẩm, anh hoàn toàn không gặp ông Danh cũng như việc bàn bạc với Danh và Phấn liên quan khoản tiền 500 tỷ không.

Bị cáo Thắm: Đúng ạ.

Luật sư: Cuộc gọi duy nhất bà Phấn gọi cho anh nguyên văn nói gì?

Bị cáo Thắm: Sau khi họp HĐ tín dụng xong thì bị cáo chưa ký hồ sơ đó nhưng không hiểu sao bà Phấn biết. Lúc đó bị cáo đang đứng ở khu công nghiệp gần tối, trước 1, 2 ngày khoản vay được ký thì bà Phấn nói cô cho Danh mượn tài sản đảm bảo khoản vay, cháu ký cho cô cho nhanh. Bị cáo bảo cô yên tâm.

Tại sao khoản vay 500 tỷ của công ty Trung Dung, tài sản đảm bảo lại là của bà Phấn?

Bị cáo Thắm: Cái đó bị cáo không cần biết, chuyện thường xuyên xảy ra ở ngân hàng, bị cáo chỉ tìm hiểu xem tài sản đó có được đảm bảo không thôi.

Luật sư: Dòng tiền 500 tỷ sau giải ngân, ông Danh chuyển trả lại lãi cho khoản vay của bà Phấn không?

Bị cáo Thắm: Cái đó bị cáo không biết. Bị cáo chỉ biết sau khi cơ quan điều nói là khoản vay không được sử dụng đúng mục đích.

Luật sư Hoài hỏi thêm bị cáo Hoàn: Khoản vay của Trung Dung 500 tỷ, có phải quá trình đề xuất giải quyết cho vay, anh trực tiếp gặp ông Danh bàn bạc?

Bị cáo Hoàn trả lời không.

Luật sư: Danh mục tài sản đảm bảo cầm cố thế chấp gồm tài sản gì?

Bị cáo Hoàn: 2 căn biệt thự và cổ phiếu của nhóm bà Hứa Thị Phấn và 250 tỷ vốn góp của công ty Trung Dung bao gồm quyền sử dụng tài sản đảm bảo…

Vì sao Trung Dung vay, bà Phấn lại đưa tài sản đảm bảo, anh có thể giải thích không?

Bị cáo Hoàn: Bị cáo không kiểm tra.

Luật sư Nguyễn Thị Minh Thơ (bào chữa cho bị cáo Phấn) hỏi Thắm: Tại tòa sơ thẩm bị cáo được nghe công bố lời khai. Ông Danh khai là không gặp bị cáo. Anh có nhầm lẫn không? Bà Phấn khai chưa bao giờ gặp anh bàn bạc. Bà Phấn chỉ khai gặp anh khi anh mua ngân hàng Đại Tín.

Bị cáo Thắm: Nếu vậy bị cáo nhầm.

Luật sư: Anh có mail đe dọa bà Phấn, bà Phấn khai không gặp anh để họp bàn. Anh thấy lời khai này như nào?

Bị cáo Thắm: Lời khai đó không chính xác. Việc ông Danh chuyển tiền trước cho bị cáo càng không có vì việc chuyển tiền đó là ông Danh chuyển bù cho bị cáo hỗ trợ mua ngân hàng Đại Tín. Không có chuyện ông Danh chuyển tiền cho bị cáo hưởng lợi trong vấn đề này.

Sau đó, luật sư Thơ hỏi về vấn đề đưa người vào quản lý Đại Tín.

Bị cáo Thắm khẳng định không đưa người vào quản lý Đại Tín. Có duy nhất anh Thuần là bị cáo giới thiệu vào, và chỉ mang tính hỗ trợ, kiểm tra Đại Tín để xem xét hoạt động, và sau đó quyết định không mua nữa.

Sau nhiều câu hỏi luật sư đưa ra, bị cáo Thắm né tránh trả lời.

LS Thơ hỏi bị cáo Hoàn về nhận định tại sao nói bà Phấn, ông Banh lừa mình. Bị cáo Hoàn nói qua theo dõi tòa sơ thẩm thì nhận định thế và giữ nguyên nhận định của mình.

Đông A

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.