Các hãng xếp hạng hoạt động thế nào ở Trung Quốc?
Theo giới phân tích, S&P và các nhà cung cấp xếp hạng tín nhiệm lớn khác trên toàn cầu sẽ phải đối mặt với một thị trường mà thông lệ không giống với các quy tắc tại các thị trường phát triển. Trong khi họ sẽ còn phải cạnh tranh với các công ty xếp hạng nội địa.
Đây có lẽ là thời điểm tuyệt vời để tham gia vào hoạt động phân tích tín nhiệm ở Trung Quốc. Hiện các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, vốn được dự báo sẽ sớm trở thành thị trường trái phiếu lớn thứ hai thế giới, đang mời nhiều nhà đầu tư quốc tế tham gia. Vì lẽ đó nhu cầu về các hướng dẫn là rất lớn nhất là khi tại Trung Quốc vừa xảy ra hàng loạt các vụ vỡ nợ. Tuy nhiên, các công ty xếp hạng tín nhiệm nước ngoài có thể sớm nhận thấy Trung Quốc là một thị trường khó khăn đối với công tác đánh giá xếp hạng.
S&P Global Rating đã thành lập đơn vị 100% vốn tại Trung Quốc
Vậy thì các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế sẽ hoạt động thế nào? Hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu S&P vào tháng 1 đã trở thành công ty xếp hạng tín nhiệm nước ngoài đầu tiên được các nhà quản lý Trung Quốc chấp thuận thành lập một đơn vị 100% vốn để xếp hạng trái phiếu trong nước. Theo giới phân tích, S&P và các nhà cung cấp xếp hạng tín nhiệm lớn khác trên toàn cầu sẽ phải đối mặt với một thị trường mà thông lệ không giống với các quy tắc tại các thị trường phát triển. Trong khi họ sẽ còn phải cạnh tranh với các công ty xếp hạng nội địa.Khi nói đến kinh doanh nợ Trung Quốc, không có gì là đơn giản. Hãy xem trường hợp của Tập đoàn đầu tư Minsheng của Trung Quốc (CIMG), một trong những quốc gia cho vay lớn nhất khu vực tư nhân. CMIG, người có lợi ích trải rộng từ bất động sản đến năng lượng tái tạo, đã không thanh toán cho các trái chủ vào đầu tháng Hai. Mặc dù tập đoàn này sau đó đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nhưng phương tiện truyền thông địa phương báo cáo rằng hiện họ lại đang phải đàm phán với các chủ nợ. Hãng xếp hạng tín nhiệm và dịch vụ đầu tư Brilliance Shanghai trước đó đã xếp hạng có trái phiếu CMIG ở mức AAA, song vẫn duy trì mức xếp hạng này ngay cả sau khi tập đoàn này không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn. Shanghai Brilliance từ chối bình luận về đánh giá của mình.
Hiện tại Trung Quốc có khoảng một nửa tá công ty xếp hạng nội địa lớn, được thành lập trong giai đoạn các nhà chức trách muốn ngăn chặn hiệu quả các vụ vỡ nợ. Từ lâu nay, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc vẫn là sự ổn định, trong khi sự sụp đổ của công ty có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp và bất ổn xã hội, vì vậy các nhà chức trách cố gắng tránh để xảy ra các vụ vỡ nợ. Điều đó giúp giải thích lý do tại sao hơn 40% trái phiếu doanh nghiệp trong nước nhận được xếp hạng AAA từ 4 cơ quan xếp hạng hàng đầu trong nước, so với chỉ 2% ở Mỹ, theo dữ liệu thống kê của Bloomberg. Các nhà đầu tư ở Trung Quốc coi mức xếp hạng AA và thấp hơn là xếp hạng rác.
Chính quyền địa phương cũng có bề dày trong việc hỗ trợ một số con nợ công ty, bao gồm cả việc gây áp lực cho các chủ nợ trong việc cung cấp vốn ngay cả sau khi một công ty đã vỡ nợ. Vì vậy, thật khó để tưởng tượng họ có thể hài lòng với việc hạ cấp xếp hạng bởi một công ty xếp hạng nước ngoài vì điều đó có thể gây trở ngại cho người vay gặp khó khăn trong việc vay tiếp vốn.
Tuy nhiên, hiện các nhà quản lý ở Bắc Kinh nhận ra rằng việc cho phép tín dụng được định giá dựa trên rủi ro của người vay có thể giúp đầu tư trên toàn nền kinh tế hiệu quả hơn. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết, việc một số lượng vỡ nợ nhất định có thể là điều tốt và họ thấy các nhà đầu tư nước ngoài như một chất xúc tác cho cải cách. Cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thích những xếp hạng gần giống với những gì họ đã sử dụng ở nơi khác, Trung Quốc năm 2017 đã bật đèn xanh cho 3 công ty xếp hạng toàn cầu lớn thành lập các công ty con 100% vốn ở Trung Quốc.
Hiện S&P đã đặt chân vào thị trường này. Hiện S&P đã thuê ít nhất 30 nhà phân tích cho văn phòng Bắc Kinh của mình để chuẩn bị mở cửa kinh doanh sớm, Simon Jin - Giám đốc điều hành đơn vị mới ở Trung Quốc của S&P cho biết. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra trong đầu các nhà quan sát là S&P, có thể theo sau là Moody’s và Fitch ratings, sẽ xếp hạng thế nào để vừa có được niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế, đồng thời mở rộng kinh doanh ở một thị trường vốn không nồng nhiệt chào đón sự thật phũ phàng về uy tín.
Jin nói rằng “có nhu cầu thực sự về xếp hạng khách quan và đáng tin cậy ở Trung Quốc” và S&P có kế hoạch “cung cấp cho những người tham gia thị trường Trung Quốc các phân tích độc lập và minh bạch với cùng tiêu chuẩn như chúng tôi làm ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới”. Đồng thời, S&P sẽ không được áp dụng chính xác phạm vi như ở các thị trường khác. Jin nói rằng, điều đó là phù hợp với cách tiếp cận thị trường địa phương.
Ek Pon Tay - một nhà quản lý danh mục đầu tư có trụ sở tại Singapore tại BNP Paribas Asset Management, cho biết ông không nhìn vào đánh giá của các công ty xếp hạng địa phương khi xem xét trái phiếu Trung Quốc và ông thích sử dụng báo cáo của các nhà xếp hạng nước ngoài. Nhưng ông nhận ra những thách thức mà các công ty nước ngoài sẽ phải đối mặt. “Các công ty xếp hạng quốc tế sẽ phải đi trên một lằn ranh giữa việc giành giật thị phần tại Trung Quốc với việc phải duy trì các tiêu chuẩn giống như các xếp hạng khác của họ ở nơi khác”, Tay nói.
Cho đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu nắm giữ trái phiếu chính phủ và các giấy tờ có giá do 3 định chế cho vay chính của Nhà nước Trung Quốc phát hành. Chúng chiếm tỷ trọng tới hơn 83% lượng nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài vào tháng Giêng. Vì vậy, mặt trái của một hệ thống xếp hạng tín dụng đáng tin cậy là khá rõ: Nó có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc nhiều hơn về nợ doanh nghiệp tại thời điểm các quỹ toàn cầu đang đổ số tiền kỷ lục vào thị trường thu nhập cố định Trung Quốc.
Năm nay có thể đóng một vai trò quan trọng. Như Leong Wai Hoong - một nhà quản lý tiền tệ cao cấp tại Công ty quản lý tài sản Nikko ở Singapore nói: “Nếu S&P hạ thấp tiêu chuẩn trong việc xếp hạng trái phiếu địa phương Trung Quốc, điều đó sẽ phá hủy mục tiêu mà các công ty xếp hạng nước ngoài đưa ra”.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/