Các Bộ trưởng thương mại RCEP sẽ họp tại Singapore vào cuối tháng 8
RCEP có thể được ký kết trước cuối năm nay |
Hội nghị Bộ trưởng kinh tế RCEP lần thứ 6 này có ý nghĩa quan trọng vì 16 thành viên đang tham gia đàm phán cần có định hướng chính trị cụ thể để tiến trình đàm phán sớm đạt được mục tiêu hoàn tất hiệp định. RCEP là hiệp định thương mại khu vực toàn diện gồm 10 nước ASEAN và 6 đối tác FTA ở khu vực Đông Á, bao trùm các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ.
Hội nghị Bộ trưởng RCEP sắp diễn ra trong bối cảnh phiên đàm phán lần thứ 23 được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) hồi tháng 7 vừa qua đã kết thúc mà không có nhiều tiến bộ. Là một thành viên có khá nhiều vấn đề trong đàm phán RCEP, Ấn Độ đã tiến hành tham vấn với các bên liên quan cũng như các Bộ, ngành của các nước thành viên RCEP bao gồm cả Trung Quốc mà Ấn Độ có thâm hụt thương mại lớn. Các ngành như dệt may, thép và chế biến thực phẩm của Ấn Độ đã đưa ra những phản đối nghiêm trọng việc loại bỏ hoặc cắt giảm đáng kể thuế quan đối với những mặt hàng này trong hiệp định. Họ lo ngại việc loại bỏ thuế sẽ dẫn đến hàng hóa Trung Quốc tràn ngập tại thị trường Ấn Độ. Nhưng không có bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào thì Ấn Độ đang có thâm hụt thương mại 63,12 tỷ USD năm 2017-2018 với Trung Quốc, so với 5,11 tỷ USD năm ngoái.
Áp lực ở Ấn Độ phải kết thúc sớm đàm phán hiệp định RCEP mặc dù thực tế là không có thành viên nào thể hiện sự linh hoạt trong quan điểm của mình. Cựu Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Rita Teaotia gần đây cho biết hiệp định thương mại khu vực sẽ không thể hoàn tất đầy đủ nếu các chuẩn mực thúc đẩy ngành dịch vụ không được tự do hóa đầy đủ bởi các nước thành viên. Các thành viên RCEP đều muốn Ấn Độ loại bỏ hoặc cắt giảm đáng kể thuế hải quan đối với số lượng hàng hóa tối đa được giao dịch trên toàn cầu. Thị trường nội địa khổng lồ của Ấn Độ mang lại cơ hội xuất khẩu rất lớn cho các nước RCEP. Nhưng mức độ tham vọng thấp hơn trong dịch vụ và đầu tư, một lĩnh vực lợi ích chủ chốt với Ấn Độ, không khuyến khích tốt cho thỏa thuận tìm kiếm sự toàn diện về mặt bản chất.
Trong số các nước RCEP, Ấn Độ có thâm hụt thương mại với 10 quốc gia bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và một số nước khác. Các chuyên gia cảnh báo về tác động của hiệp định RCEP đối với thương mại của Ấn Độ. Giáo sư Biswajit Dhar của Đại học Jawaharlal Nehru có quan điểm cho rằng Ấn Độ nên thận trọng với hiệp định này. Ông tin rằng loại hình tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế mà các nước RCEP đang yêu cầu bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực mà sẽ rất khó cho Ấn Độ duy trì trong dài hạn.
Ấn Độ muốn một độ lệch nhất định so với các nước khác. Theo đó, Ấn Độ có thể đề xuất một thời gian dài hơn cho việc giảm hoặc loại bỏ thuế nhập khẩu đối với các quốc gia khác. Trong lĩnh vực dịch vụ, Ấn Độ muốn tiếp cận thị trường lớn hơn cho các dịch vụ nghề nghiệp được đề xuất trong hiệp định. RCEP là hiệp định bao trùm 40% GDP toàn cầu và hơn 42% dân số thế giới. Ấn Độ đã có hiệp định thương mại tự do với ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời cũng đang đàm phán hiệp định với Australia và New Zealand nhưng không có kế hoạch đàm phán với Trung Quốc. Ấn Độ cũng như các nước thành viên khác đều muốn có một hiệp định RCEP cân bằng.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/