|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Các bộ trưởng RCEP đặt mục tiêu hoàn tất đàm phán trước cuối năm 2019

05:01 | 02/11/2019
Chia sẻ
16 quốc gia thành viên đã kết thúc các cuộc đàm phán ở 18 trong tổng số 20 lĩnh vực, song vẫn chưa nhất trí về một số lĩnh vực chủ chốt như thuế quan, thương mại dịch vụ và đầu tư.
RCEp 345

Hội nghị Bộ trưởng RCEP lần thứ 7 tại Bangkok, Thái Lan. (Nguồn: TTXVN)

Các Bộ trưởng thuộc 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ ngày 1/11 đã bắt đầu các cuộc họp tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, nhằm nỗ lực hoàn tất các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do quy mô lớn trước khi kết thúc năm 2019.

Theo các nguồn thạo tin, dư luận đang quan tâm liệu một số quốc gia như Ấn Độ và Indonesia - những nước được nhận định là thận trọng với việc mở cửa mạnh mẽ thị trường trong nước - sẽ có những nhượng bộ để hiện thực hóa Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hay không.

Hiện, 16 quốc gia thành viên đang nỗ lực để các nhà lãnh đạo của họ có thể thông báo về một thỏa thuận sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh vào ngày 4/11 tới.

Các nước đã kết thúc các cuộc đàm phán ở 18 trong tổng số 20 lĩnh vực, song vẫn chưa nhất trí về một số lĩnh vực chủ chốt như thuế quan, thương mại dịch vụ và đầu tư.

Trong khi đó, Trung Quốc đã mong muốn kết thúc RCEP càng sớm càng tốt, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang giảm tốc do tác động của những căng thẳng thương mại với Mỹ.

Các cuộc đàm phán RCEP đã được khởi động từ năm 2013 và mục đích ban đầu là hoàn tất hiệp định vào năm 2015.

Tuy nhiên hiệp định này đã nhiều lần lỡ thời hạn chót để thông qua do các thành viên theo đuổi các tham vọng khác nhau.

RCEP bao phủ 1/3 nền kinh tế thế giới, bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, cùng với 10 quốc gia ASEAN là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Thanh Phương

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.