|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cá tra xuất khẩu vẫn hút hàng

17:07 | 29/11/2017
Chia sẻ
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sản lượng nuôi trồng thủy sản 11 tháng đầu năm ước đạt 3.518 nghìn tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, sản xuất cá tra tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu xuất khẩu cao.
ca tra xuat khau van hut hang
Thu hoạch tôm tại ĐBSCL. Nguồn: Tổng cục Thủy sản.

Người dân tăng diện tích nuôi cá tra vì nhu cầu lớn

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 11 ước đạt 345 nghìn tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2016, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 11 tháng đầu năm lên 3.518 ngàn tấn, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đối với cá tra, hoạt động sản xuất tháng cuối năm tiếp tục tăng do thị trường xuất khẩu đang hút hàng. Giá cá tra thương phẩm ổn định ở mức 26.000 – 28.000 đồng/kg. Trong 11 tháng đầu năm nay, diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL đạt 5.822 ha, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng đạt 1.207,5 nghìn tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, sản lượng thu hoạch tôm nước lợ 11 tháng ước đạt 636,3 nghìn tấn, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2016 nhờ dịch bệnh được kiểm soát, tôm vừa được mùa vừa được giá.

So với cùng kỳ năm 2016, diện tích và sản lượng nuôi tôm nước lợ tại ĐBSCL tiếp tục tăng. Diện tích nuôi tôm sú 11 tháng giảm 1,6% xuống 562,2 nghìn ha nhưng sản lượng thu hoạch tăng 4,3% lên 237,6 nghìn tấn. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng hơn 20% lên 79,1 ngàn ha, trong khi sản lượng thu hoạch tăng tới 33,3%, đạt 276,9 nghìn tấn.

Khai thác thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì bão số 12

Bão số 12 và áp thấp nhiệt đới trong tháng qua đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động khai thác thuỷ sản tại các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

Sản lượng cá ngừ của 3 tỉnh trọng điểm miền Trung 11 tháng đầu năm đạt khoảng 17.390 tấn. Bình Định là địa phương khai thác cá ngừ nhiều nhất cả nước với 9.700 tấn, chiếm 55,78% sản lượng 3 tỉnh trọng điểm. Trong khi đó, sản lượng của Khánh Hòa và Phú Yên lần lượt đạt 3.806 tấn và 3.976 tấn.

Tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), ngư dân khai thác được nhiều thủy sản do đang vào mùa nước nổi, trong đó sản lượng đánh bắt nội đồng tăng cao so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác thủy sản 11 tháng đầu năm ước đạt 3.042 nghìn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác biển và khai thác nội địa cùng tăng 4% so với cùng kỳ, lên 2.860 nghìn tấn và 182 nghìn tấn.

Xuất khẩu thủy sản ước đạt hơn 7 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm

Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 ước đạt 728 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm lên 7,57 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 10 tháng đầu năm, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 58,2% thị phần. Các thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là Trung Quốc (67,9%), Hà Lan (47,5%), Anh (35%), Hàn Quốc (29,5%), Nhật Bản (22,2%) và Canada (22,7%).

Trong khi đó, giá trị nhập khẩu thủy sản tháng 11/2017 đạt 150 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2017 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm là Ấn Độ, chiếm 26,5% thị phần, tiếp theo là Trung Quốc, Na Uy, Đài Loan và Nhật Bản.

Giá trị nhập khẩu thủy sản tăng ở tất cả các thị trường chính so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh nhất là Chile (hơn 200%), Trung Quốc (77,5%) và Mỹ (62,2%).

ca tra xuat khau van hut hang Gạo, cà phê, thủy sản Việt Nam có dư địa tăng xuất khẩu sang Trung Đông, châu Phi

Đó là khẳng định của Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) tại Hội thảo giới thiệu thị trường Trung Đông và ...

ca tra xuat khau van hut hang Thủy sản Việt Nam sẽ mất thị trường EU nếu không khắc phục thiếu sót về IUU

Liên minh châu Âu (EU) sẽ chuyển sang cảnh báo thẻ đỏ đối với Việt Nam nếu Việt Nam không khắc phục những thiếu sót ...

Trường Giang