Cá tra Việt trở lại thị trường Trung Quốc nhưng giá vẫn thấp
Ngành dịch vụ thực phẩm của Trung Quốc dường như đang thức tỉnh, người dân đã trở lại các quán ăn, nhà hàng nhiều hơn.
“Đây là một tín hiệu mừng sau rất nhiều tin tức xấu về dịch bệnh. Chúng tôi hi vọng doanh số trên thị trường sẽ được cải thiện hơn nữa khi dịch bệnh được kiểm soát hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị trường này vẫn chưa mấy sáng sủa và giá bán cũng vẫn ở mức thấp", một nhà xuất khẩu Việt Nam cho biết.
Một doanh nhân khác cũng đồng ý với quan điểm này, cho rằng Trung Quốc đã bắt đầu hỏi mua cá tra nhiều hơn.
Bob Noster, Giám đốc thương mại của nhà nhập khẩu Mỹ Seattle Shrimp & Seafood Co nói rằng ông đã nghe tin khoảng 45% - 50% số công nhân Trung Quốc đã đi làm trở lại, con số này được kì vọng sẽ lên đến 100% vào cuối tháng 3.
Đã có một số nhà bán lẻ Trung Quốc thương thảo các hợp đồng nhập khẩu mới. Ông cũng hi vọng nước Mỹ có thế chiến thắng đại dịch và trở lại thương mại quốc tế.
Có nhiều tín hiệu trái chiều về việc liệu giá cá tra có thể tăng trở lại hay không. Người ta hi vọng giá sẽ không xuống thấp hơn so với mức 1,75 USD/kg vào cuối tháng 2.
Theo nguồn tin thứ ba, một người làm công tác gần với các hợp tác xã nông nghiệp, thức tế giá đã tạm thời giảm xuống còn 1,6 USD/kg. Tuy nhiên sự hồi phục của Trung Quốc đã kéo giá tăng trở lại mức 1,7 USD/kg.
Một nhà nhập khẩu lớn của EU đưa mức giá mua hàng chỉ khoảng 2 – 2,1 USD/kg tính cho khối lượng tịnh. Mức giá này thấp hơn mức giá hồi tháng 2 khoảng 2,3 USD/kg, theo Undercurrent News.
Mức giá đó là quá thấp cho người nuôi nuôi. Các nhà xuất khẩu Việt Nam chỉ bán với giá 18.000 – 18.300 đồng/kg. Giá mua tại bờ vào lúc này thậm chí còn thấp hơn do tình trạng dư cung ở các nhà máy chế biến.
Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang kêu gọi nông dân giảm sản lượng do nhu cầu ở các thị trường chủ đạo đang giảm mạnh.
Những người trong ngành cho rằng điều này không cần thiết, vì thực tế các nông dân đã giảm sản lượng đánh bắt vào tháng 10 năm trước do bán không được giá.
Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung vào tháng 4 năm nay. Sau đó, lượng cầu sẽ vượt quá cung, giá sẽ lại tăng và người nông dân sẽ lại có động lực để sản xuất.
Doanh số bán lẻ cá vẫn đang ở mức ổn định, do nhu cầu dự trữ lương thực của người dân. Phân khúc chịu nặng nề nhất chính là các loại cá đắt tiền phục vụ cho các quán ăn, nhà hàng do các cơ sở này đều phải ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến vẫn đang giữ sản lượng ở mức thấp. Lượng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chưa cao Trung Quốc mới chỉ bắt đầu hồi phục.
Hàng nhập khẩu vào Mỹ đang gặp vấn đề về Logistics?
Vấn đề về chi phí vận tải và bảo quản đã được các chuyên gia thảo luận, do có rất nhiều container lạnh bị mắc kẹt ở các cảng ở Trung Quốc chờ dỡ hàng.
Ông Noster của Seattle Shrimp nói rằng: “Chúng ta cần quan tâm để sự thiếu hụt các loại cá lớn và thiết hụt container phục vụ vận tải. Khi nhu cầu ngừng tăng và lượng cung trở nên dư thừa, người nông dân bắt đầu thu hoạch cá sớm hơn.
Điều này dẫn đến việc cá chưa trưởng thành nhưng đã bị thu hoạch. Trong khi đó phía Mỹ đang rất cần các loại cá lớn để chế biến".
Vấn đề thiếu hụt còn xảy ra với container do có nhiều chuyến hàng bị mắc kẹt ở các cảng tại Trung Quốc và không được dỡ hàng do ảnh hưởng của dịch COVID–19. Điều này sẽ khiến nhiều đơn hàng bị chậm trong vài tháng tới. Một số công ty kinh doanh dịch vụ vận tải khuyến khích khách hàng nên đặt trước container khoảng 2 tháng.
Don Kelley, Giám đốc phụ trách việc mua hàng đồng thời là Phó chủ tịch nhà nhập khẩu Western Edge Seafood, cũng đã nhận được những cảnh báo về sự chậm trễ trong quá trình vận tải, nhưng tình trạng này sẽ kết thúc trước ngày 17/3.
“Nguồn cung từ Việt Nam là hết sức ổn định. Ở phía chúng tôi, nhu cầu bán lẻ vẫn đang rất mạnh. Sự sụt giảm sẽ chỉ xuất hiện trong ngành dịch vụ thực phẩm như quán ăn, nhà hàng", ông Kelley nói thêm.
Thông tin từ nền tảng Urner Barry cho thấy giá mua cá tra tại Mỹ trung bình khoảng 1,75 USD/pound trong 6 tuần vừa qua, chỉ giảm đôi chút so với đầu tháng 2.
Ông Noster cho biết: “Vài tháng qua, Trung Quốc hoàn toàn im lặng và lượng cầu từ Mỹ là rất ít. Do vậy, nguồn cung nguyên liệu tươi sống đã tăng và đẩy giả xuống khoảng 17.000 – 17.500 đồng/kg, thấp hơn đôi chút so với tháng trước đó.
Điều này đồng nghĩa với việc người nông dân chỉ có thể hòa vốn hoặc thậm chí là lỗ sau vụ thu hoạch".
Các doanh nghiệp đóng gói đã cố gắng hỗ trợ người nông dân với một số đơn hàng mới. Tuy nhiên, ưu tiên số một của họ vẫn là giải quyết hàng tồn kho và thực hiện các thương vụ để kiếm lời.
Tại Mỹ, lượng hàng tồn kho với đủ các kích cỡ,đủ để đáp ứng lượng cầu. Nhưng nếu nhu cầu tăng quá nhanh, lượng hàng tồn kho cũng sẽ cạn kiệt trong nháy mắt.