|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

BVSC: Tăng trưởng tiền gửi dân cư vẫn thấp trong năm 2022

05:36 | 16/03/2022
Chia sẻ
BVSC dự báo tăng trưởng tiền gửi dân cư vẫn thấp trong năm nay khi người dân có nhiều sự lựa chọn đầu tư với mặt bằng lãi suất còn ở mức thấp.

Theo báo cáo trái phiếu tuần 7/3-11/3, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo tăng trưởng tiền gửi dân cư vẫn thấp trong năm nay khi người dân có nhiều sự lựa chọn đầu tư với mặt bằng lãi suất còn ở mức thấp.

Theo đó, mức lãi suất giảm sâu trong hai năm vừa qua đã khiến người dân tìm tới những kênh đầu tư có lợi suất cao hơn như chứng khoán hay bất động sản, thay vì gửi tiết kiệm như trước kia.

Số liệu cập nhật từ NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng cả năm 2021 đạt 13,61%, cao hơn năm 2020 và xấp xỉ mức tăng trưởng của năm 2019.

Đối với cung tiền, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán đạt 10,66%, trong đó, tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 15,73% trong khi tăng trưởng tiền gửi dân cư đạt 3,08%.

Đáng chú ý, tăng trưởng M2 ở mức thấp nhất trong vòng 9 năm trở lại đây và tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế lần đầu tiên đạt trên 50%, cao hơn tỷ trọng tiền gửi dân cư.

Trong tuần vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm ròng tổng cộng 642 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO. Trong đó, NHNN bơm 1.019 tỷ đồng (kỳ hạn 14 ngày, tại mức lãi suất 2,5%) thông qua kênh OMO.

Đồng thời 377 tỷ OMO kỳ hạn 14 ngày đã đáo hạn trong tuần này. Như vậy, lượng OMO đang lưu hành hiện ở mức 1.697 tỷ đồng. Trong khi đó, lượng tín phiếu đang lưu hành vẫn đang ở trạng thái đóng băng trong gần 2 năm trở lại đây.

Nhóm phân tích cho rằng việc NHNN tiếp tục bơm ròng trên thị trường mở cũng như Kho bạc Nhà nước mua ngoại tệ là những yếu tố đang hỗ trợ cho thanh khoản thị trường ngân hàng, qua đó giúp lãi suất liên ngân hàng tiếp tục hạ nhiệt. 

BVSC: Tăng trưởng tiền gửi dân cư vẫn thấp trong năm 2022 - Ảnh 1.

Phương Nga

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.