|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bực vì nhân viên bán hàng không nhiệt tình, nữ thạc sĩ lập đế chế mua sắm 'triệu đô'

12:07 | 12/02/2018
Chia sẻ
Nữ thạc sĩ quản trị kinh doanh cảm thấy phiền muộn vì các nhân viên bán hàng không nhiệt tình mỗi khi cô mua sản phẩm làm đẹp. Vì thế, cô nảy ra ý tưởng thành lập mô hình bán lẻ khác biệt.

Sự nhiệt tình của nhân viên bán hàng là vũ khí lợi hại nhất của Marla và Barry Beck, hai người sáng lập chuỗi cửa hàng mỹ phẩm và spa cao cấp Bluemercury. Khi mà ngành bán lẻ truyền thống tại Mỹ lao đao vì thương mại điện tử, Bluemercury vẫn là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Năm 2015, thương hiệu thời trang Macy's chi 210 triệu USD để mua lại Bluemercury với số tiền 210 triệu USD. Hiện tại, với nỗ lực của Macy's, số lượng cửa hàng của Bluemercury trên toàn nước Mỹ đã tăng tới 150.

bu c vi nhan vien ba n ha ng khong nhie t ti nh nu tha c si la p de che mua sa m trie u do
Nữ thạc sĩ quản trị kinh doanh Marla Beck và chồng, anh Barry Beck. Cô Marla nảy ra ý tưởng kinh doanh sau khi nhận thấy đa số nhân viên bán hàng không nhiệt tình với những khách mua hàng có giá trị thấp.Ảnh: wheretraveler.com

"Quả thực Macy’s là một nhà bán lẻ xuất sắc trong thời đại số. Chúng tôi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh, đầu tư vào dịch vụ số và tất cả các kênh khác để thúc đẩy tăng trưởng", Marla nói.

Khách hàng chú ý tới cửa hàng lớn nhất của Bluemercury tại New York bởi họ ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại - như gương trí tuệ nhân tạo. Chiếc gương cung cấp tức thời thông tin mới nhất của sản phẩm và quy trình giao hàng trong vòng 30 phút tại mọi địa điểm trong thành phố.

Bluemercury còn có dòng thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên M-61. Đây là dòng sản phẩm phục vụ chiến lược đa dạng các mặt hàng chăm sóc sắc đẹp tại cửa hàng. Họ chế biến sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên như nha đam, me.

Trước khi ý tưởng kinh doanh xuất hiện, Marla luôn cảm thấy không thỏa mãn mỗi khi mua đồ trang điểm tại các cửa hàng. Hồi ấy cơ sở kinh doanh thường chỉ bán hàng của một thương hiệu. Nhưng đó không phải lý do chính khiến cô không thoải mái. Lý do lớn nhất là nhân viên ở cửa hàng thường chỉ tỏ ra chu đáo với những khách hàng mua sản phẩm có giá trị lớn hoặc có ngoại hình đẹp, sang trọng.

"Vì tôi còn trẻ và không mua hàng hiệu nên họ hiếm khi tỏ ra nhiệt tình. Tôi nghĩ các chủ cửa hàng nên nghĩ ra cách nào đó để mọi người có cảm giác dễ chịu hơn khi bước vào cửa hàng", cô tâm sự.

Ý tưởng của Marla là mở những cửa hàng mà ở đó nhân viên hiểu rất rõ về từng thương hiệu họ trưng bày và thực sự muốn giúp khách hàng chọn sản phẩm phù hợp. Cô muốn mỗi khi nhắc tới Bluemercury, khách hàng sẽ hình dung đó là một cửa hàng thân thiện, nơi họ có thể trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia và nhận lời khuyên chân thành. Ngoài ra, Bluemercury cũng có các dịch vụ làm đẹp như dạy trang điểm, chăm sóc da mặt và cơ thể. Cửa hàng đầu tiên của cô ở Georgetown có dịch vụ spa.

Cha của Marla là doanh nhân nên ông truyền cảm hứng cho con gái từ nhỏ bằng cách tạo điều kiện để cô cùng điều hành doanh nghiệp của ông. Trước khi tự kinh doanh, Marla là nhà tư vấn của công ty McKinsey & Company và lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Harvard. Trong quãng thời gian làm việc cho McKinsey & Company, cô học cách suy nghĩ sáng tạo khi không có nguồn lựa nào. Những yếu tố đó giúp Marla chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch kinh doanh.