|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

BSC: NHNN mua thêm 650 triệu USD trong tháng 2, dự trữ ngoại hối đạt 92,43 tỷ USD

09:30 | 05/03/2023
Chia sẻ
BSC cho biết trong tháng 2, NHNN đã mua thêm 650 triệu USD. Dự trữ ngoại hối hiện tại đạt khoảng 92,43 tỷ USD.

"Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu mua vào ngoại tệ kể từ tháng 1/2023. Tính riêng trong tháng 2, NHNN đã mua thêm 0,65 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối hiện tại đạt khoảng 92,43 tỷ USD," Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong báo cáo vĩ mô mới đây.

Trong tháng 2, giá trị đồng USD tăng khi các số liệu về lạm phát tháng 1 của Mỹ cho thấy mức tăng cao hơn dự báo, thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn.

Tỷ giá VND/USD cũng suy yếu theo đà tăng của đồng USD. BSC đánh giá tỷ giá USD/VND đến cuối năm 2023 có thể giao động trong mức 23.900 - 24.400.

 Nguồn: Bloomberg, BSC.

Ghi nhận lúc 7h (giờ Việt Nam) ngày 4/3, USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 104,54, giảm 0,4% trong tuần này, là tuần giảm đầu tiên kể từ tháng 1. 

Theo Investing, đồng USD đã kết thúc tuần bằng một phiên tăng giá vào hôm qua, dù tuần này là tuần giảm giá, trong bối cảnh thị trường chưa chắc chắn về mức độ thắt chặt chính sách của Fed trong tương lai.

Đánh vào đồng bạc xanh là gợi ý rằng Fed có thể tiếp tục con đường thắt chặt tiền tệ vừa phải đối với thị trường sau những bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Atlanta, Raphael Bostic. Ông Bostic cho biết ông ủng hộ hành động chậm và ổn định thích hợp của Fed, đồng tình với mức tăng 25 điểm cơ bản vào cuối tháng này, thêm vào đó cho rằng tác động của lãi suất cao hơn có thể chỉ bắt đầu được cảm nhận vào mùa xuân.

Một loạt dữ liệu kinh tế mạnh mẽ được công bố, bao gồm cả lạm phát đang ở mức cao, đã khiến các nhà giao dịch nghĩ rằng ngân hàng trung ương có thể đưa ra mức tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong thời gian hai tuần.

Huyền Phương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.